Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Định hướng gắn với thực tiễn (Bài 1)

Hòa Bình - 10:30, 09/12/2023

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Gia Lai có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Vì vậy, việc định hướng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với việc đầu tư hỗ trợ các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đã và đang mang lại nhiều thành quả quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đặc biệt là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS.

Gia Lai- vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc
Gia Lai- vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc

Vùng đất giàu tiềm năng

Gia Lai có diện tích hơn 15.500km2, với diện tích rừng tự nhiên lớn cùng hệ thống sông suối, thác kỳ vĩ, khí hậu rất ôn hòa nên thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, với địa thế nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Gia Lai trở thành khu vực trung tâm tam giác vàng phát triển 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai thông tin, toàn tỉnh hiện có hơn 845.000 ha đất sản xuất nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thuộc nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cà phê, tiêu, điều, sầu riêng.... Đây là điểm mạnh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước.

Một góc của phố núi Pleiku, Gia Lai
Một góc của phố núi Pleiku, Gia Lai

Theo định hướng, Gia Lai sẽ tập trung thu hút đầu tư trong nông nghiệp thông qua việc bám sát kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025.

Cụ thể, tỉnh tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, rau hoa và cây dược liệu… phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị gần với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng gắn với truy xuất nguồn gốc; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để đáp ứng thị trường và phục vụ du lịch.

Vùng đất đỏ ba zan Gia Lai màu mỡ thích hợp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái
Vùng đất đỏ ba zan Gia Lai màu mỡ thích hợp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái

Với định hướng gắn với thực tế địa phương, nên đến nay Gia Lai đã thu hút được 50 dự án trồng trọt, với quy mô hơn 8.500 ha, tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng; trong đó, 29 dự án đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, 5 dự án đang chờ phê duyệt chủ trương đầu tư, 4 dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư, được nhà đầu tư quan tâm và 12 dự án nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư.

Một số dự án đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao do Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai chủ trì như, Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đăk Đoa; Trung tâm giống cây trồng chất lượng cao tại huyện Chư Pưh; Nhà máy chế biến trái cây Quicornac tại thành phố Pleiku, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco gia Lai) tại huyện Mang Yang…

Đặc biệt, cũng từ chủ trương định hướng phát huy lợi thế, tiềm năng vùng đồng bào DTTS để phát triển kinh tế - xã hội của vùng núi Gia Lai nên hiện nay các cấp ngành rất quan tâm, chú trọng triển khai các chính sách, chương trình phù hợp đầu tư, hỗ trợ nhằm thúc đẩy vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển.

Đa dạng sắc màu văn hóa

Gia Lai có 44 dân tộc sinh sống, trong đó, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 46%. Đây cũng là nơi sản sinh và lưu giữ những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật nhất là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bên cạnh đó, cuộc sống của đồng bào DTTS họ gắn liền với núi rừng, với nhà sàn, tiếng cồng chiêng rộn rã, với nghề dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng gỗ…, từ thế hệ này tiếp tục truyền dạy cho thế hệ kế tiếp. Để rồi đến mùa lễ, hội, các dịp quan trọng, họ lại chọn những sản phẩm đẹp nhất để trưng lên mình bộ đồ rực rỡ, cùng nhau đánh chiêng, múa xoang, say men rượu cần. Tất cả đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu độc đáo thu hút biết bao du khách đến để tham quan, trải nghiệm, hòa cùng nhịp sống Tây Nguyên...từ đó mang lại nhiều nguồn thu nhập để cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân. 

Gia Lai có 44 dân tộc chung sống đoàn kết, cùng nhau tô thắm bức tranh sắc màu văn hóa tươi đẹp
Gia Lai có 44 dân tộc chung sống đoàn kết, cùng nhau tô thắm bức tranh sắc màu văn hóa tươi đẹp

 Theo báo cáo từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, Gia Lai là điểm đến đang thu hút khách du lịch năm 2023, tổng lượt khách ước đạt 1.150.000 lượt, tăng 19,80% so với năm 2022, vượt 4,60% chỉ tiêu kế hoạch 2023, trong đó, thu hút gần 1,2 triệu khách nội địa và 9.000 lượt quốc tế. Từ đó, tổng nguồn thu du lịch ước đạt 750 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2022, vượt 7,10% chỉ tiêu kế hoạch 2023.

Điển hình như Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 (từ ngày 11 - 19/11) với nhiều hoạt động hấp dẫn, có sự tham gia của hơn 1.300 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã thu hút 165.000 lượt khách du lịch tham quan, trải nghiệm.

Hiện nay, địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ một số địa phương xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng; UBND thành phố Pleiku đã ban hành Đề án xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ và làng Ốp, phường Hoa Lư; tham gia góp ý dự thảo của UBND huyện Kbang về hồ sơ thiết kế và thuyết minh “Dự án Mô hình thí điểm phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”.

Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.