Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Giá xăng lập đỉnh gần 33.000 đồng/lít

Thúy Hồng - 16:09, 21/06/2022

Kỳ điều hành lần này, do giá các mặt hàng xăng dầu đều có xu hướng tăng, nhất là dầu diesel và dầu hỏa có biến động tăng cao, mặc dù Quỹ Bình ổn giá đang ở mức khá thấp, nhưng Liên bộ Công Thương - Tài chính vẫn quyết định tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ Quỹ Bình ổn giá nhằm để hạn chế mức tăng của giá mặt hàng dầu, để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp sử dụng.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thực hiện các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các cấp có thẩm quyền, Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định:

Trích lập Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu: Trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Không trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa.

Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu: Thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít (như kỳ trước) và tăng chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít).

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu như trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92: Không cao hơn 31.302 đồng/lít (tăng 185 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.570 đồng/lít.

Xăng RON95-III: Không cao hơn 32.873 đồng/lít (tăng 498 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).

Dầu diezen 0.05S: Không cao hơn 30.019 đồng/lít (tăng 999 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi 400 đồng/lít thì giá sẽ là 30.419 đồng/lít, tăng 1.399 đồng/lít.

Dầu hỏa: Không cao hơn 28.785 đồng/lít (tăng 946 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi 400 đồng/lít thì giá sẽ là 29.185 đồng/lít, tăng 1.346 đồng/lít.

Dầu mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 20.735 đồng/kg (tăng 378 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Thời gian áp dụng từ 15 giờ 00 ngày 21/6/2022.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.