Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Giải pháp nào giảm thiểu tai nạn lao động?

PV - 15:34, 10/07/2018

Khảo sát của Cục An toàn lao động (ATLĐ)-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện một tỷ lệ không nhỏ người lao động không được tiếp nhận thông tin về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đây chính là “lỗ hổng” rất lớn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục AT Lao Động, sau 18 năm tổ chức Tuần lễ quốc gia An toàn-Vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ và 02 năm tổ chức Tháng hành động về ATVS Lao Động, các địa phương và hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cơ sở với hàng triệu người lao động đã tham gia hưởng ứng rất tích cực sôi nổi trên khắp cả nước. Đồng thời với việc triển khai hệ thống chính sách, pháp luật mới về ATVS Lao Động đã làm chuyển biến tích cực nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người lao động và toàn xã hội.

“Từ sự chuyển biến về ý thức, nhận thức đến những hành động cụ thể, thiết thực nêu trên, tần suất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn 2011-2016 đã giảm gần 5% so với giai đoạn 2006-2010 và tiếp tục giảm trong năm 2017”, ông Thắng cho biết.

lao động Những vi phạm trong lĩnh vực ATLĐ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, nhiều chính sách mới đã và đang được triển khai thực hiện theo quy định của Luật ATVSLĐ như chính sách hỗ trợ hoạt động phòng ngừa từ 10% số thu hàng năm trong Quỹ Bảo hiểm Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động. Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2017 giảm mức đóng hằng tháng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 1% xuống còn 0,5%, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước mỗi năm hơn 3.000 tỷ đồng và nhiều chính sách khác.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, các bộ, ngành đã rà soát, đã và đang cắt giảm hơn 1.000 điều kiện kinh doanh và giảm hàng trăm thủ tục hành chính, đồng thời tích cực áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử và ứng dụng trong công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và nhân dân; riêng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ phương án cắt giảm và đơn giản hóa trên 64% các điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ; cắt giảm 50% danh mục sản phẩm hàng hóa đặc thù về ATVSLĐ phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu chuyển sang hậu kiểm.

Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, hiện một bộ phận không nhỏ người lao động không được tiếp nhận thông tin về ATVS Lao Động nên tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Cuối tháng 6 vừa qua, chia sẻ tại Hội nghị tập huấn báo chí về ATVS Lao Động tại Hải Phòng, bà Phạm Thị Thúy, Phó Trưởng phòng Huấn luyện, Thông tin ATVS Lao Động (Cục ATLĐ) đã đưa ra thông tin: Năm 2017, Cục ATLĐ đã tiến hành điều tra khoảng 1.200 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn 03 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình. Kết quả cho thấy, đa số người lao động được phỏng vấn không được tiếp nhận thông tin về ATVS Lao Động.

“Chỉ có 464/1.204 người lao động được phỏng vấn cho biết là họ được tiếp nhận thông tin về ATVSLĐ, chiếm 38,54%. Qua phỏng vấn đa số người lao động đều có nhu cầu được thông tin, tư vấn về ATVSLĐ”, bà Thúy cho hay.

Kết quả khảo sát của Cục AT Lao Động cũng cho thấy, người lao động tiếp cận thông tin ATVS Lao Động từ nhiều “kênh” khác nhau. Trong đó, khoảng 31,68% người lao động được tiếp nhận thông tin ATVS Lao Động từ báo chí; 25% tự tìm hiểu; chỉ khoảng 16,38% người lao động được tiếp nhận thông tin từ cơ quan Nhà nước.

Đánh giá về vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền ATVS Lao Động, Cục trưởng Cục An Toàn Lao Động Hà Tất Thắng khẳng định: Thời gian qua, báo chí đã phát hiện và phản ánh nhiều tấm gương điển hình trong công tác ATVS Lao Động, đồng thời đã công khai phản ánh các vi phạm, tồn tại trong các doanh nghiệp, cơ sở.

“Chúng tôi rất mong báo chí phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý, các tổ chức dịch vụ ATVSLĐ và các doanh nghiệp, người lao động để phản ánh mọi mặt của công tác ATVSLĐ, góp phần hạn chế các tai nạn, sự cố và bệnh nghề nghiệp trong lao động”, ông Thắng chia sẻ.

Cục trưởng Cục ATLĐ Hà Tất Thắng cho biết, thời gian tới, Cục AT Lao Động sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác ATVS Lao Động; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATVS Lao Động và công khai các vi phạm trên các phương tiện báo chí. Việc tăng cường phối hợp thông tin tuyên truyền hiệu quả sẽ góp phần “bịt lỗ hổng” trong bảo đảm ATVS Lao Động.

VÂN KHÁNH

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.