Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Nghệ An: Những nỗ lực của cả hệ thống chính trị (Bài 2)

An Yên - 13:01, 04/11/2024

Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở mức thấp nhất.

Tiểu phẩm tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở huyện Quỳ Hợp
Huyện Quỳ Hợp triển khai nhiều hình thức tuyên truyền. (Trong ảnh: Tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết qua tiểu phẩm)

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), với nội dung “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN”, các cấp, ngành từ tỉnh xuống cơ sở đã vào cuộc thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.

Cụ thể, căn cứ kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh; những nội dung được thiết kế trong Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức lồng ghép việc quán triệt trong các hội nghị tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác Dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn vùng DTTS và miền núi.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức triển khai tập huấn, tuyên truyền; cấp phát tờ rơi tại các huyện trọng điểm là Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Con Cuông.

Theo đó, tranh thủ phát huy nguồn kinh phí được phân bổ, các cấp chính quyền từ tỉnh Nghệ An đến cơ sở, nhất là những địa phương nổi cộm về thực trạng này như Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Quế Phong, Con Cuông, Nghĩa Đàn... , đã lồng ghép, tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho các đối tượng vùng đồng bào DTTS,  gắn với xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Lô Thanh Nhất cho hay: Với nguồn lực thực hiện từ Chương trình MTQG 1719, huyện kỳ vọng sẽ giảm nhanh tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Chúng tôi đang đặt ra mục tiêu giảm bình quân 2%-3% mỗi năm số cặp tảo hôn và đến năm 2025 ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Theo ông Nhất, đó là nhiệm vụ, mục tiêu nặng nề đòi hỏi cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ các sở, ban, ngành cấp tỉnh để triển khai thực hiện.

Một tiết mục trong hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong các trường học ở huyện Kỳ Sơn
Việc tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong các trường học, là một trong những giải pháp tuyên truyền hiệu quả đang được huyện Ký Sơn quan tâm thực hiện

Các trường học cũng đã không đứng ngoài cuộc trong việc góp sức kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Nhiều cuộc tuyên truyền, thi tìm hiểu, sân khấu hóa… cũng đã được các trường học tổ chức, để góp phần nâng cao nhận thức cho các em học sinh, đối tượng chính của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Thầy Lữ Thanh Hà, Trưởng phòng GD&ĐT Quế Phong cho hay: Việc tuyên truyền, vận động chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ngay từ trong trường học rất có ý nghĩa, và bước đầu có hiệu quả. Phòng đã chỉ đạo các trường, khéo léo tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức với phương châm “mưa dầm thấm lâu”.

Cùng với các chủ trương, kế hoạch của tỉnh,  nguồn hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động từ Chương trình MTQG 1719 về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã mang lại những kết quả bước đầu. Theo đó, tỷ lệ tảo hôn đã giảm qua từng năm. Nếu như năm 2021 là 309 trường hợp, thì đến năm 2022 còn 295 trường hợp và đến cuối 2023 còn 230 trường hợp.

Sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn kỹ năng sống ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Nga My (Tương Dương)
Buổi sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn kỹ năng sống ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Nga My (huyện Tương Dương)

Trong đó, một số địa phương từng có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao, nay đã giảm đáng kể. Cụ thể, huyện Tương Dương năm 2021 là 52 trường hợp, năm 2022 còn 27 trường hợp và năm 2023 còn 18 trường hợp; huyện Con Cuông năm 2022 là 25 trường hợp, năm 2023 còn 8 trường hợp; huyện Thanh Chương năm 2021, là 22 trường hợp, năm 2022, là 11 trường hợp và năm 2023 còn 6 trường hợp…

Thực tế cho thấy, vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An rộng lớn, địa hình giao thông đi lại phức tạp, khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, chưa đồng đều, đời sống đại bộ phận Nhân dân vẫn còn nghèo. Do vậy, việc tuyền truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt để đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong từng thôn, xóm, hộ gia đình.

Tuy nhiên, với những tín hiệu từ việc thực hiện các nội dung, hoạt động thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ của Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi”, thời gian qua, đang là giải pháp khả thi để các huyện miền núi Nghệ An tiếp tục thực hiện, qua đó từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.