Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo dục truyền thống cách mạng qua những trang sách

Hồng Minh - 09:14, 08/09/2020

Cầm trên tay cuốn sách “Lý Tự Trọng” của Nhà xuất bản Kim Đồng, em Lê Bảo Linh, học sinh khối 7, Trường THCS Khương Thượng (Hà Nội) cho biết: “Em rất thích đọc sách về các nhân vật lịch sử, thông qua những cuốn sách đó giúp em biết thêm nhiều hơn về công lao của các Anh hùng cách mạng đã anh dũng hy sinh để ngày hôm nay chúng em được sống trong một đất nước hòa bình”. Bảo Linh cũng cho biết thêm, em đã từng đọc những cuốn sách viết về các nhân vật lịch sử khác như Võ Thị Sáu, Vừ A Dính…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thấy rõ được vai trò, hiệu quả của việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng qua những trang sách, những năm qua, các nhà xuất bản đã biên soạn và xuất bản nhiều đầu sách về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam dưới nhiều hình thức đa dạng. 

Mới đây, nhân Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bộ ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Suốt đời học Bác, Nhật ký trong tù, Cha và con, Búp sen xanh, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở Trường Dục Thanh… 

Bộ sách giúp độc giả thiếu nhi hiểu thêm về thời thơ ấu và một phần tuổi trẻ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung ở làng Sen, hành trình ra đi tìm đường cứu nước của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Đó là những câu chuyện ghi lại chân thực về từng giai đoạn trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với những diễn biến lịch sử trọng đại của toàn dân tộc, làm nên cốt cách, tâm hồn, tư tưởng và chí hướng của Người.

Cùng với chủ đề về Bác Hồ, các gương Anh hùng liệt sĩ cũng là những chủ đề được các nhà xuất bản chú trọng. Đặc biệt, gương các Anh hùng liệt sĩ tuổi thiếu niên hiện lên sinh động, tràn đầy lý tưởng trong các cuốn sách: Phạm Ngọc Đa, Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội; hay các bộ tiểu thuyết lừng danh: Đội Thiếu niên du kích thành Huế, Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng… truyền đi ngọn lửa nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước trong nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.