Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo sư người Việt nhận giải thưởng danh giá của IUPAC

PV - 12:15, 09/02/2023

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh làm việc tại trường Đại học University College London - UCL (Vương quốc Anh) đã được Liên minh quốc tế về hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng (IUPAC) trao giải thưởng “Người phụ nữ xuất sắc trong lĩnh vực hóa học hoặc kỹ thuật hóa học năm 2023” cùng 11 nhà khoa học nữ đến từ Mỹ, Anh, Đức, Italia, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Brazil, Nhật Bản và Bỉ.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh giảng bài trong chương trình thuyết giảng khoa học lâu đời và nổi tiếng thế giới Friday Evening Discourses (FED) của Viện Hoàng gia Vương quốc Anh (Ri). (Ảnh: TTXVN)
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh giảng bài trong chương trình thuyết giảng khoa học lâu đời và nổi tiếng thế giới Friday Evening Discourses (FED) của Viện Hoàng gia Vương quốc Anh (Ri). (Ảnh: TTXVN)

Lễ trao thưởng chính thức sẽ được tổ chức trang trọng tại Đại hội hóa học thế giới IUPAC, dự kiến diễn ra vào tháng 8/2023.

Những cá nhân nói trên được IUPAC vinh danh dựa trên thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, thành tích nổi bật trong giảng dạy, giáo dục đào tạo và khả năng lãnh đạo, quản lý xuất sắc trong khoa học hóa học.

Bên cạnh đó, Ủy ban giải thưởng của IUPAC đặc biệt quan tâm quá trình lãnh đạo và phục vụ cộng đồng trong sự nghiệp của các ứng cử viên.

Giáo sư Mary Garson, Chủ tịch Ủy ban đạo đức, đa dạng, công bằng và hòa nhập của IUPAC tuyên bố: “Tôi nhiệt liệt chúc mừng nhóm 12 người được trao giải năm nay, họ đã được chọn từ một danh sách ấn tượng gồm các nhà hóa học hoặc kỹ sư hóa học nữ có thành tích cao và sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới. Trong những câu chuyện cá nhân của mình, mỗi người trong số những người được đề cử năm 2023 đều thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm với các nhà hóa học khác cũng như niềm đam mê khoa học. Các công việc và hoạt động tiếp cận cộng đồng của họ thúc đẩy khoa học hóa học và kỹ thuật hóa học phát triển theo nhiều cách khác nhau”.

Ông cũng nhấn mạnh Ủy ban ghi nhận tất cả những người được đề cử và tôn vinh 12 người được trao giải, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng những tấm gương về thành tích và nỗ lực của họ sẽ truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nữ trên toàn thế giới, khuyến khích mọi người thúc đẩy ngành hóa học trong tương lai.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh không giấu nổi niềm vui và tự hào khi nhận được thông tin về giải thưởng danh giá của IUPAC vào thời điểm rất có ý nghĩa.

Bà hy vọng giải thưởng này sẽ khích lệ, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nữ, trẻ em gái theo đuổi ước mơ cống hiến cho khoa học, cho cộng đồng. Đối với Việt Nam, bà mong muốn giải thưởng sẽ góp phần nâng cao uy tín cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học người Việt Nam trong cộng đồng khoa học thế giới, khuyến khích các nhà khoa học Việt Nam tự tin bước ra và hội nhập với nền khoa học tiên tiến của thế giới.

“Người phụ nữ xuất sắc trong lĩnh vực hóa học hoặc kỹ thuật hóa học” là giải thưởng rất danh giá trong lĩnh vực khoa học hóa học, được IUPAC thiết lập và trao lần đầu tiên trong dịp kỷ niệm Năm Hóa học quốc tế 2011 để ghi nhận sự cống hiến và thúc đẩy sự nghiệp của các nhà hóa học, kỹ sư hóa học nữ trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, giải thưởng này ngày càng uy tín hơn và thu hút nhiều sự quan tâm, thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu khoa học toàn cầu.

Giải thưởng được công bố đúng vào dịp thế giới kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực khoa học, ngày 11/2, nhằm tôn vinh cống hiến của nữ giới cho cộng đồng khoa học và ghi nhận tầm quan trọng của việc bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học.

Năm 2023 cũng là Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững. Cả hai hoạt động toàn cầu cầu này được IUPAC chào mừng bằng sự kiện Bữa sáng kết nối toàn cầu (www.iupac.org/gwb/), sẽ được tổ chức vào ngày 14/2 với chủ đề “Phá vỡ rào cản trong khoa học”.

IUPAC là tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Zurich (Thụy Sĩ), được các nhà hóa học uy tín trên toàn thế giới thành lập vào năm 1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của khoa học hóa học. Thành viên IUPAC có thể là các hội hóa học, các viện hàn lâm khoa học của các nước hoặc các tổ chức đại diện cho giới hóa học gia.

IUPAC được toàn thế giới công nhận là cơ quan có thẩm quyền đặt danh pháp cho các nguyên tố và hợp chất hóa học, thuật ngữ, phương pháp tiêu chuẩn hóa cho đo lường, trọng lượng nguyên tử và nhiều dữ liệu quan trọng khác.

Trong những năm gần đây, IUPAC đã thiết lập nhiều hội nghị và dự án uy tín để thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của hóa học, đồng thời hỗ trợ các khía cạnh của giáo dục hóa học và hiểu biết của công chúng về hóa học.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh là một trong những trí thức người Việt nổi tiếng thế giới, là giáo sư người Việt đầu tiên tại Đại học UCL từ năm 2013, Viện sĩ của 4 viện khoa học chuyên ngành tại Vương quốc Anh.

Với bề dày thành tích khoa học danh giá, Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh đã giành được rất nhiều giải thưởng cao quý trong các lĩnh vực nghiên cứu từ các tổ chức khoa học, viện hàn lâm uy tín trên thế giới. Bà đã nỗ lực không mệt mỏi để hiện thực hóa khát vọng đưa các nhà khoa học Việt Nam hội nhập với thế giới và với nền khoa học tiên tiến trên toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.