Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Giữ gìn chữ viết dân tộc Mông: Cách làm hay ở Kỳ Sơn

PV - 14:51, 06/02/2018

Để bảo tồn và phát huy chữ viết của mình, thời gian qua, người Mông ở Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hay. Từ những việc đơn giản như: trao đổi công việc hằng ngày, viết thư tay, tin nhắn qua điện thoại, hay thể hiện những bài hát… đều được viết bằng chữ của người Mông để mọi người cùng gìn giữ.

Trước đây, do quá trình di cư về vùng núi cao Nghệ An, cùng với điều kiện khó khăn, không có trường lớp học tập nên gần như người Mông ở Nghệ An đã mất đi chữ viết của mình. Nhưng hiện nay, trên các làng bản người Mông, những đứa trẻ lên 5 tuổi cũng đã có thể đọc làu làu, viết chữ của dân tộc mình.

Hầu hết học sinh dân tộc Mông cấp tiểu học ở Kỳ Sơn đều có thể đọc được tiếng của dân tộc mình. Hầu hết học sinh dân tộc Mông cấp tiểu học ở Kỳ Sơn đều có thể đọc được tiếng của dân tộc mình.

 

Để có được kết quả đó là cả một quá trình dài học tập và cố gắng của cộng đồng người Mông tại Kỳ Sơn. Theo trí nhớ của già làng Lầu Xái Phia ở bản Nậm Khiên (xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn) thì, khoảng những năm 1960, đã có một thầy giáo từ phía Bắc vào dạy tiếng Mông cho bà con xã Na Ngoi. Nhờ đó mà khơi dậy được ý thức giữ gìn ngôn ngữ, bản sắc dân tộc của đồng bào nơi đây.

Theo già Phia, từ đó về sau, không ai bảo ai, mọi người tự học hỏi lẫn nhau, họ thường viết thư hay trao đổi công việc bằng tiếng Mông. Sau này, rất vui mừng là ngành Giáo dục đã có chủ trương đưa tiếng Mông vào giảng dạy, đây là động lực giúp bà con phát triển và bảo tồn ngôn ngữ của mình.

“Thời điểm đó, hầu hết mọi người đều tham gia học đọc, học viết ngôn ngữ của dân tộc mình. Đến bây giờ, không còn ai là không biết đọc, viết tiếng Mông nữa cả” già Phia cho hay.

Không chỉ trao đổi với nhau bằng thư tay, hiện nay, những em học sinh người Mông còn sử dụng ngôn ngữ của mình trên internet, mạng xã hội... Cũng như mọi người, các em vui vẻ bình luận, đăng bài, ảnh đều sử dụng ngôn ngữ dân tộc của mình.

Em Và Thị Ly, học sinh lớp 7 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Nậm Cắn (Kỳ Sơn) cho biết, từ khi sử dụng mạng xã hội, những lúc nói chuyện với các bạn, em đều sử dụng tiếng Mông để chia sẻ, vừa gần gũi với mọi người, vừa giúp nhau giữ gìn tiếng dân tộc mình. Em Ly còn cho biết, mình mới tạo cho bố một tài khoản trên mạng xã hội bằng tiếng Mông và bố em cũng rất thích thú.

Nhìn qua trang cá nhân của Ly, với cái tên “

Kuv nco koj” (tôi nhớ bạn) chúng tôi có thể nhận ra ngay hầu như tất cả đều được em và các bạn sử dụng tiếng Mông để giao lưu với nhau. Một bức ảnh mà Ly mới đi chơi ở đảo Cát Bà với dòng chia sẻ: “Pom dej hiavtxwv nyob txhua qhov” (nghĩa là khắp nơi chỉ toàn nước biển mênh mông”.

Từng dòng trạng thái, từng chia sẻ hay như những bài hát đều bằng tiếng Mông. Vừa nói, Ly vừa giới thiệu với chúng tôi quyển sổ tay của mình, mà trang đầu tiên chính là bài hát “Người Mèo ơn Đảng” được em lưu lại bằng tiếng Mông của mình. Cụ thể: “

Nênhs Hmôngz ndu Đangv: Nor taox saz ntangr taox nênhs Hmôngz hu gâux, Luz hnuz kuz sâu ntux nênhs Hmông ndu Đangv, Iz tav nênhs Hmôngz pluôs tsâus nti,Tangr mak nhil nor Hmôngz pluôs luz nênhx yangr ntux. Ndu... njôngr Đangv txax njis. Hmôngz nhil nor sur so. Hmôngz nhil nor muôx naox,Tsơưv tsi tsao lax têz paor tsês, Nhil nor Hmôngz pluôs uô cê, Jêx jaol laov jêv yur kênhx, Nênhs Hmôngz ndu Đangv iz cxix.” (Đây rừng núi lưng đèo người Mèo ca hát; Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng, Bao đời nay sống nghèo lam lũ. Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi. Nhớ ơn Đảng đưa tới, ta từ nay ấm no, không bỏ rẫy đốt nhà, mà lang thang nghèo suốt đời. Từ nay dân Mèo sống chung, bản Mèo vui trong tiếng khèn, Người Mèo ơn Đảng suốt đời”).

“Chúng em ghi lại bài hát Mông bằng chữ Mông thì hát mới thấy hay, đúng cảm xúc của đồng bào Mông…”, Ly chia sẻ.

Thế mới biết được, với người Mông, dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng trong lòng họ luôn có một ý thức cao trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa của cha ông để lại.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.