Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Giúp dân khắc phục hậu quả sau lốc xoáy

PV - 11:19, 15/05/2018

Mới đây, đông đảo cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Quýt cùng chính quyền địa phương xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp (Bình Phước) nhanh chóng giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy gây thiệt hại cho cây điều, cao su và hồ tiêu trên địa bàn.

baodantoc_dak_quyt Lực lượng cán bộ, chiến sĩ biên phòng cùng chính quyền địa phương giúp dân khắc phục vườn tiêu sau lốc xoáy.

 

Trước đó vào khoảng 17 giờ ngày 10/5, trên địa bàn ấp Mười Mẫu thuộc xã Phước Thiện xuất hiện một trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy đi ngang qua làm thiệt hại về cây cối người dân trên địa bàn. Theo thống kê, thiệt hại do cơm mưa kèm theo lốc xoáy gây ra đã làm hơn 1.500 trụ tiêu, gần 100 cây điều kinh doanh và cây cao su bị gãy đổ. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu do mưa lốc xoáy gây ra vài trục triệu đồng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Dương, ấp 10 Mẫu bị thiệt hại nặng nhất hơn 300 trụ tiêu một năm tuổi. Ông Dương cho biết: Khoảng 5 giờ chiều khi cả nhà tôi đang chuẩn bị cơm tối thì trời đổ mưa và sau đó bất ngờ thêm lốc xoáy ập đến. Ngay khi mưa tạnh, tôi rất may nhà cửa không bị hư hại.

Hiện nay, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục dựng lại trụ tiêu, cưa bỏ cây điều và cao su bị gãy giúp đỡ các hộ dân khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.

Huyện biên giới Bù Đốp là một huyện thường xuyên xảy ra lốc xoáy. Trước đó cuối tháng 3, trận mưa trái mùa kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn huyện thuộc xã Thanh Hòa và Tân Tiến làm 27.000 cọc tiêu; 5ha điều và cao su bị ngã đổ; 18 căn nhà bị sập và tốc mái. Qua đó, chính quyền địa phương huyện Bù Đốp đã liên tục cảnh báo người dân cần chủ động phòng, chóng thiên tai như gia cố nhà cửa, cây trồng,… để hạn chế thấp nhất thiệt hại.

VĂN ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế, ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.