Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giúp trẻ thay đổi nhận thức giới

Hồng Minh - 16:17, 24/03/2020

Những quan niệm lâu nay trong xã hội như con gái phải dịu dàng, nết na, con trai thì mạnh mẽ, dũng cảm, có tiếng nói trong gia đình… đã trở thành khuôn mẫu về giới trong xã hội. Để thay đổi định kiến này không phải là điều dễ.

Bộ SGK mới trong chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2020- 2021 sẽ giúp trẻ thay đổi nhận thức về giới. (Ảnh minh họa)
Bộ SGK mới trong chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2020- 2021 sẽ giúp trẻ thay đổi nhận thức về giới. (Ảnh minh họa)

Trong bộ sách giáo khoa (SGK) mới được lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2020- 2021 sẽ giúp trẻ có cách tiếp cận mới về giới. Từ đó, giúp xóa bỏ các khuôn mẫu về giới không phù hợp, làm hạn chế sự phát triển của xã hội.

Cầm trên tay cuốn SGK Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh bìa cuốn sách là một bé trai và bé gái. Nếu ở tập một, hình ảnh bé gái đọc sách còn bé trai đứng bên cạnh đọc cùng, thì ở tập 2, chủ thể hành động được đổi lại. Từ những chi tiết nhỏ này nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của trẻ.

Thay đổi từ nhận thức về giới cho học sinh ngay từ bài học đầu tiên đến trường là con đường tự nhiên giúp bé nhận thức được về sự bình đẳng trong công việc, trong vai trò của nam và nữ.

Ở bộ SGK mới, vai trò của nam giới trong gia đình được nhấn mạnh. Tần suất xuất hiện nhân vật nam và nữ cân đối. Hình ảnh người mẹ tất bật, mồ hôi được thay bằng hình ảnh cả nhà cùng làm, cùng chơi. Mẹ thư thái nhìn bố san sẻ việc nhà, con trai được dạy làm công việc gia đình từ bé. Bé gái ước mơ được khám phá vũ trụ, nhân loại, được làm những công việc mà mình yêu thích… Rõ ràng, những hình ảnh này đã phần nào khắc phục được những hạn chế trong bộ SGK hiện hành. 

Nhìn lại chương trình SGK hiện hành, có thể thấy nhiều chi tiết về bất bình đẳng giới. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ kết quả phân tích 76 cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12, trong tổng số hơn 8.000 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, cho thấy: Nam giới chiếm 69%, nữ chiếm 24%, còn lại 7% là trung tính về giới. Trong đó, càng lên cấp học cao, sự chênh lệch giữa nhân vật nam so với nữ càng lớn, nhất là ở cấp THPT. Nghề nghiệp của nhân vật nam giới trong SGK cũng đa dạng hơn nghề nghiệp của nữ giới.

Trong bộ SGK mới, việc đảm bảo bình đẳng giới đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng khi thẩm định và phê duyệt các cuốn sách giáo khoa mới. Ông Bùi Mạnh Hùng, Cố vấn Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn SGK mới, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: Các nhân vật trong cuốn sách được chúng tôi tính toán cẩn thận. Tần suất xuất hiện của nhân vật nữ và nhân vật nam cũng như vị thế của họ trong sinh hoạt gia đình, vị thế trong hoạt động xã hội… từ đó để khắc phục những định kiến về giới như lâu nay.

Với 5 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”; “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ “Cánh diều” của Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2020- 2021 hứa hẹn sẽ thay đổi nhận thức về giới cho những thế hệ tương lai của đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.