Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Gỡ khó nguồn vốn cho hợp tác xã

PV - 11:22, 30/05/2018

Theo thống kê, hiện nay mới chỉ khoảng 2% số hợp tác xã trong cả nước tiếp cận được vốn vay ngân hàng, số còn lại vẫn phải tự xoay sở. Đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của mô hình sản xuất này.

Mới đây, tại Hội thảo Xúc tiến thương mại, công nghệ và thu hút vốn phát triển hợp tác xã Việt Nam 2018, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thông tin, đến nay, cả nước có hơn 20.000 hợp tác xã đang hoạt động, với hơn 6,3 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động làm việc thường xuyên. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động; doanh thu, lợi nhuận tăng theo từng năm.

Một số HTX đã tạo được nhiều việc làm cho người dân ở miền núi Một số HTX đã tạo được nhiều việc làm cho người dân ở miền núi.

 

Tuy nhiên, hiện nay số lượng hợp tác xã được tiếp cận vốn vay của Nhà nước còn quá thấp. Thiếu vốn khiến nhiều hợp tác xã không thể mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí còn có khả năng phá sản. Lý do khiến các hợp tác xã khó tiếp cận nguồn vốn vay là do họ không có tài sản đảm bảo và không đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ từ các ngân hàng.

Để giải được bài toán về vốn, ông Nguyễn Ngọc Bảo gợi ý: trước hết, các hợp tác xã phải chuyển đổi mô hình hoạt động, giải quyết được những hạn chế về nhân lực, xây dựng được mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả năng áp dụng công nghệ… Khi những điểm nghẽn này được giải quyết, những khó khăn về vốn sẽ được hóa giải.

Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ tư vấn và hỗ trợ đến 200 triệu đồng cho mỗi mô hình chuỗi giá trị để làm bước đệm ban đầu, bao gồm việc đào tạo nhân lực, trang bị công cụ, tìm nhà tư vấn, làm thương hiệu, xúc tiến thương mại và ký kết các hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp. Với nhu cầu lớn từ nền kinh tế, cách làm này chỉ cần vốn ban đầu và các hợp tác xã sau đó có thể tự thu hút các nguồn lực khác để hoạt động và phát triển.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho biết: hiện ngân hàng SCB có cung cấp tín dụng cho một số hợp tác xã nhưng chưa có liên quan đến hoạt động nông nghiệp mà chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp tín dụng cho nhiều hợp tác xã vận tải ở TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, Ngân hàng sẽ hỗ trợ các xã viên và hợp tác xã nguồn vốn vay để đầu tư mới hệ thống xe. Ông mong muốn sẽ tiếp cận được một lượng đông đảo khách hàng là các xã viên thuộc các hợp tác xã. Ông Võ Tấn Hoàng Văn tin rằng với lợi thế của Việt Nam về nông nghiệp và sức lao động, sẽ dễ dàng chuyển thành cơ hội kinh doanh tốt.

Ngân hàng SCB và Agribank cũng sẽ hỗ trợ vốn để cho xã viên hợp tác xã vay với lãi suất ưu đãi. Nhiều ngân hàng bàn cách thành lập một quỹ để hỗ trợ cho các xã viên. Quỹ này sẽ là vốn đối ứng và hỗ trợ một phần lãi suất, để giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn có chi phí thấp.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.