Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Góp ý Đề án Tổng thể phát triển vùng DTTS và miền núi: Tiếng nói của chuyên gia các tổ chức quốc tế

PV - 10:32, 10/07/2019

Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án Tổng thể) do Ủy ban Dân tộc chủ trì xây dựng đang trong quá trình lấy ý kiến các chuyên gia, bộ, ngành và Nhân dân trước khi hoàn thiện trình Chính phủ. Theo đó, thông qua các cuộc hội thảo, Đề án đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá từ các chuyên gia của các tổ chức quốc tế...

Ông Nguyễn Văn Anh, cán bộ Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, đại diện Nhóm công tác về DTTS: Trao đất rừng, đất sản xuất cho người DTTS để thoát nghèo

Đề án cần nêu bật các tiềm năng, thế mạnh ở địa bàn ĐBKK có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trong đó có 3 yếu tố quan trọng cần được nhấn mạnh hơn, làm cơ sở cho các giải pháp của Đề án bao gồm: thế mạnh về tổ chức cộng đồng; tiềm năng phát triển sinh kế địa phương; tiềm năng về khoáng sản, thủy điện, cửa khẩu.

Ông Nguyễn Văn Anh Ông Nguyễn Văn Anh

Cần có thêm chính sách giao đất rừng, đất sản xuất cho người DTTS để phát triển kinh tế. Hiện nay, có đến hơn 54.000 hộ gia đình DTTS thiếu đất sản xuất và hơn 58.000 hộ thiếu đất ở. Việc giao đủ đất rừng cho người DTTS là trao cho họ cần câu, là cốt lõi để sớm thoát nghèo.

Với tên gọi Đề án Tổng thể và với mong muốn kết hợp, tích hợp được các chính sách ở nhiều mảng khác nhau và các chương trình khác nhau, nếu được thiết kế tốt, Đề án sẽ góp phần giải quyết một trong những vướng mắc rất lớn trong giảm nghèo giai đoạn vừa qua. Đó là sự chồng chéo về chính sách, thiếu sự nhất quán về quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và thanh quyết toán.

Bà Trương Thị Thủy, đại diện Mạng lưới Tiên Phong Vì tiếng nói người DTTS: Cần nâng cao vai trò của người dân

Bà Trương Thị Thủy, Bà Trương Thị Thủy

Cần nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện Đề án. Xây dựng chính sách theo hướng không tạo tâm lý để người dân-đặc biệt là vùng DTTS rất ít người hiểu rằng “được cho” mà phải để người dân tự lực, tự cường để phát triển bền vững.

Hơn nữa, việc nâng cao hiểu biết pháp luật, đặc biệt là pháp luật về rừng, tài nguyên, đất đai cho đồng bào DTTS là rất cần thiết. Cần thêm những buổi tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân vùng DTTS, miền núi bởi khi hiểu biết về pháp luật, chính những người dân vùng núi, vùng DTTS sẽ là những lực lượng sát sườn để bảo vệ tài nguyên.

Ông Martin Lenihar, đại diện Ngân hàng Thế giới (World bank): Điều chỉnh chương trình phù hợp với địa phương

Ông Martin Lenihar Ông Martin Lenihar

Cần có thêm những chính sách, hình thức thực hiện để đối tượng là người DTTS tiếp cận được với cơ hội việc làm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Việc điều chỉnh chương trình phù hợp với địa phương, hay gọi là “địa phương hóa” chương trình sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả của chương trình.

Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò của người phụ nữ trong Đề án, giải quyết những nhu cầu về giới, cơ hội việc làm, giáo dục, hướng nghiệp cho nữ giới để họ được tham gia vào lĩnh vực kinh tế. Phải có chiến dịch để nâng cao sự bình đẳng giới, nâng cao tiếng nói của người phụ nữ.

Ông Nguyễn Tiến Phong, chuyên gia Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: Có giải pháp để thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế vùng DTTS

Ông Nguyễn Tiến Phong Ông Nguyễn Tiến Phong

Vùng DTTS và miền núi, vùng kinh tế-xã hội ĐBKK hiện vẫn đang tăng trưởng dựa vào các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Những chính sách này mới chỉ giúp vùng DTTS và miền núi, vùng kinh tế-xã hội ĐBKK không tụt hậu quá xa chứ chưa tạo ra tính đột phá để đuổi kịp các vùng miền khác. Do đó, Đề án tổng thể phải thực hiện được nhiệm vụ như một chương trình chung của đất nước.

Cần đưa vào Đề án những giải pháp để thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế vùng DTTS, tập trung phát triển công nghệ bằng các chương trình lớn, kế hoạch kinh tế để vùng DTTS được tham gia cùng sự phát triển cả nước, như vậy mới giải quyết vấn đề trong phát triển kinh tế tại vùng DTTS, miền núi hiện nay.

NGHĨA HIỆP