Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Gương sáng giữa cộng đồng

PV - 11:38, 10/08/2018

Họ là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín… bình dị, gần gũi, và luôn sẻ chia cùng bà con dân bản. Những việc gì có lợi cho người dân thì dù khó khăn họ cũng cố gắng để thực hiện, việc không có lợi cho cuộc sống của bà con nhất thiết bài trừ. Tấm lòng, trách nhiệm của họ đã góp phần giúp đồng bào vùng cao có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Ông Hồ Văn Xuân, ở bản Xa Ri, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tâm sự: Bản Xa Ri nằm sát biên giới với nước bạn Lào, cuộc sống người Vân Kiều nơi đây còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí hạn chế, phong tục và tập quán sản xuất lạc hậu nên để làm thay đổi cuộc sống cho người dân là điều không đơn giản. Ông Xuân xác định: Đối với người dân ở vùng xa xôi này công việc tuyên truyền các chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước để người dân hiểu và thực hiện theo là việc làm hết sức cần thiết; vì thế ông đã tự vạch ra lộ trình để tuyên truyền. Theo đó, nếu tháng này ông dành thời gian để tuyên truyền luật biên giới thì tháng sau tuyên truyền luật phòng chống ma túy và buôn bán người… với cách tuyên truyền này người dân dễ nhớ để thực hiện.

Ông Hồ Văn Xuân (thứ 2 từ phải qua trái) trao đổi công việc làm ăn với người dân bản Xa Ri, xã Hướng Phùng. Ông Hồ Văn Xuân (thứ 2 từ phải qua trái) trao đổi công việc làm ăn với người dân bản Xa Ri, xã Hướng Phùng.

Ông Xuân chia sẻ, tuyên truyền phải bằng những hình ảnh, câu chuyện cụ thể, bằng nhiều hình thức, tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi từ bên bếp lửa cho đến chia sẻ với dân bản ở ruộng sắn, nương ngô. Nhờ đó, nhận thức của người dân dần thay đổi. Các phong tục lạc hậu trước đây dần được xóa bỏ, truyền thống văn hóa của người Vân Kiều ở đây đang được phát huy và gìn giữ. Bà con tập trung lao động sản xuất, tránh xa những tệ nạn, tích cực bảo vệ đường biên cột mốc biên giới…

Còn ông Hồ Văn Trị, Người có uy tín ở bản Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa không bao giờ quên được những ngày trèo đèo lội suối vận động bà con hiến đất để làm đường giao thông. Ông Trị cho biết, cách đây không lâu, việc triển khai xây dựng tuyến đường từ thị trấn Lao Bảo vào bản Ka Túp gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo thị trấn cùng cán bộ dự án đã tìm gặp ông nhờ tháo gỡ.

Sau khi nghe lời trao đổi, ông Trị đã đến các hộ gia đình vận động hiến đất để Nhà nước mở đường. Nghe theo ông Trị, người dân đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất để mở đường. Hiện nay, con đường từ thị trấn vào bản Ka Túp đã được đổ nhựa, thuận lợi cho bà con đi lại và tiêu thụ nông sản…

Ông Trị chia sẻ: Trước kia, cuộc sống người dân bản Ka Túp gặp rất nhiều khó khăn, hàng ngày ông cùng những Người có uy tín khác vận động bà con chăm lo lao động sản xuất. Điều mà ông quan tâm là việc định hướng cho bà con trồng cây gì và nuôi con gì, để có hiệu quả vì thế phải nghiên cứu kỹ lưỡng để hướng dẫn cách làm cho họ.

Gia đình chị Hồ Thị Loan trước đây là hộ nghèo của bản, được ông Trị hướng dẫn trồng cây bời lời trên đất đồi thay các loại cây trồng như keo, bạch đàn nên sau 5 năm đã cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Cùng với tập trung chăn nuôi dê và gà, kinh tế gia đình chị Lan đã khá lên, giờ đây không nằm trong diện hộ nghèo mà trở thành hộ khá của bản…

Nói về vai trò của những già làng, trưởng bản, Người có uy tín, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Hồ Văn Tôn khẳng định: Đóng góp của những già làng, trưởng bản, Người có uy tín ở địa phương là rất lớn không thể cân đo đong đếm được, họ là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cột mốc, đường biên quốc gia được an toàn. Ngoài ra, họ còn là động lực khơi dậy tinh thần lao động sản xuất cho nhân dân.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.