Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hà Giang cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19

Cát Tường - 10:48, 01/11/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND tỉnh Hà Giang đã quyết định cho học sinh, học viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 1/11 đến ngày 13/11 để phòng chống dịch Covid-19.

Đội ngũ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho học sinh.
Đội ngũ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho học sinh.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý cho trẻ em cấp học mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang nghỉ học trong thời gian 2 tuần, từ 1/11-13/11. Riêng Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh và Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ 100% học sinh nghỉ học ở tại trường. 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cơ sở y tế tại địa phương và gia đình người học trong việc nắm bắt tình hình, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19; theo dõi, quản lý chặt chẽ sức khỏe của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi vấn mắc bệnh; thực hiện các giải pháp thiết thực để phòng, chống dịch bệnh...

Trước đó, ngay sau khi phát hiện có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng vào tối ngày 25/10 tại phường Ngọc Hà (TP. Hà Giang), UBND TP. Hà Giang và Sở GD&ĐT đã cho học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố nghỉ học trực tiếp từ ngày 27/10. Theo thống kê, từ ngày 25 đến 31/10, tỉnh Hà Giang có 262 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.