Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hà Giang: Chủ động xây dựng kịch bản tiêu thụ cam cho nông dân

Hiếu Anh - 18:34, 17/11/2021

Trong các niên vụ trước, cam sành Hà Giang rơi vào tình trạng “rụng thành suối” ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Để chủ động ứng phó với tình trạng này, thời gian qua, người trồng cam cũng như chính quyền địa phương, đã sớm xây dựng các kịch bản tiêu thụ cam, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Người trồng cam Hà Giang thu hoạch cam sót lại trên cây trong các niên vụ trước
Người trồng cam Hà Giang thu hoạch cam sót lại trên cây trong các niên vụ trước

Khi người dân chủ động

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển, anh Trần Ngọc Nam, Giám đốc HTX trồng cam xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, hiện nay, HTX của anh có 12 thành viên với trên 100ha trồng cam. Trong 2 niên vụ trước, do ảnh hưởng bất thường của thời tiết, cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều diện tích cam của người dân rơi vào tình trạng rụng hàng loạt. 

Để chủ động ứng phó với tình trạng này, các thành viên HTX đã kết nối với Huyện đoàn Bắc Quang và Công ty Vinacert ở Hà Nội xây dựng mô hình “Tuổi trẻ với chuỗi an toàn thực phẩm”. Theo đó, thay vì tự phát trồng cam theo nhiều mô hình khác nhau, hiện nay người dân thống nhất quy chuẩn theo VietGAP. Theo đó, cam của HTX đã được gắn mác truy xuất nguồn gốc, bán vào các siêu thị. Một số mặt hàng chuyển sang chế biến sâu như sản phẩm cam vắt, nước ép hoa quả…

Về việc ứng phó với diễn biến dịch Covid-19, anh Trần Ngọc cho biết thêm, hiện tại xã Vĩnh Phúc có 8 ca F0 ở các thôn Vĩnh Ban, Vĩnh An và Vĩnh Xuân. Đây đều là các thôn nằm trên đường trục chính trong việc vận chuyển cam tới các địa điểm tiêu thụ. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng đã sớm xây dựng luồng xanh, sẽ vận chuyển đường vòng trong trường hợp dịch bệnh phức tạp.

Còn bà Lò Thị Mỷ, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hà Giang cho biết, thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh Hà Giang rất chú trọng tới các chính sách phát triển kinh tế hợp tác, trong đó có lĩnh vực trồng cam. Theo đó, Liên minh HTX tỉnh trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn các HTX trồng cam xây dựng điều lệ, phương án sản xuất, hạch toán kinh doanh; giúp HTX tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ của Liên minh HTX Việt Nam.

Hiện nay, tổng diện tích cam sành của Hà Giang được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đạt trên 97%, với gần 5.000 ha, 3.554 hộ trồng cam/68 tổ hợp tác và HTX được cấp chứng nhận VietGAP. Việc liên kết làm ăn theo mô hình HTX giúp người dân chủ động ứng phó với các rủi ro như dịch bệnh, mất mùa…

Các đơn vị bàn giải pháp giúp phát triển cam bền vững tại Hội thảo"Tuổi trẻ với chuỗi an toàn thực phẩm"
Các đơn vị bàn giải pháp giúp phát triển cam bền vững tại Hội thảo"Tuổi trẻ với chuỗi an toàn thực phẩm"

Chính quyền vào cuộc 

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tổng diện tích cam sành niên vụ 2021 - 2022 của Hà Giang vào khoảng 7.600 ha,  tập trung chủ yếu 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Cam sành bước vào giai đoạn chín và thu hoạch chính từ tháng 12 năm trước, đến tháng 3 dương lịch của năm sau.

Hiện nay, mặc dù chưa bước vào chính vụ thu hoạch cam sành, nhưng với lượng sản phẩm lớn, dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, dự báo sức mua của thị trường sẽ giảm và các phương tiện vận chuyển cam đến các địa phương tiêu thụ sẽ gặp không ít khó khăn…

Để chủ động tiêu thụ sản phẩm cam sành niên vụ 2021 - 2022, từ tháng 8/2021, UBND tỉnh Hà Giang đã sớm tổ chức hội nghị, nhằm đánh giá tình hình sản xuất và xúc tiến các giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cam sành, niên vụ 2021 - 2022.

Ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, UBND tỉnh định hướng ứng dụng thương mại điện tử, và số hóa các hộ sản xuất và kinh doanh, là hướng chủ đạo cho giải pháp tiêu thụ cam sành trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho quá trình tiêu thụ sản phẩm cam sành; phối hợp với các đơn vị quản lý và giao dịch sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm cam sành lên sàn giao dịch điện tử và bán hàng trực tuyến.


Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.