Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế tập thể

Hoàng Quý - 10:33, 10/12/2020

Thời gian qua, ở tỉnh Hà Giang, mô hình kinh tế tập thể hợp tác xã (HTX), đang được xác định là một trong những giải pháp quan trọng, thu hút người dân tham gia phát triển sản xuất hiệu quả. Từ đó, góp phần ổn định đời sống của các xã viên, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Nhờ thực hiện mô hình HTX kiểu mới, thôn Chang, xã Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã có những bước phát triển rõ rệt. Ảnh Hải Lam
Nhờ thực hiện mô hình HTX kiểu mới, thôn Chang, xã Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã có những bước phát triển rõ rệt. Ảnh Hải Lam

Trong một lần đến huyện Bắc Quang, chúng tôi có dịp ghé thăm HTX Nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc, nơi tô điểm cho bức tranh kinh tế của huyện thời gian qua. Sản phẩm cam sạch của HTX từ lâu đã có mặt tại nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… trong các chuỗi siêu thị lớn BigC, Vinmart… và chiếm chọn được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Theo anh Trần Trung Thuyết, Giám đốc HTX Nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc, hiện HTX có trên 175 ha cam đang cho thu hoạch, tổng sản lượng đạt khoảng 2.500 tấn, doanh thu ước đạt 44,6 tỷ đồng; các sản phẩm cam của HTX hiện đang được bán với giá từ 10 – 35 nghìn đồng/kg. Cùng với đó, có 28 gia đình được HTX tạo công ăn việc làm thường xuyên với thu nhập từ 60 – 130 triệu đồng/năm. Đồng thời, tạo việc làm cho 200 lao động theo thời vụ với thu nhập khoảng 250 nghìn đồng/người/ngày…

Hay như HTX Tuấn Dũng ở huyện Mèo Vạc, thời gian qua đã đi đầu trong việc liên kết với người dân để nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm mật ong của mình. Được biết, HTX Tiến Dũng đã liên kết với trên 100 hộ dân trên địa bàn để phát triển 2.200 đàn ong. Mỗi năm, sản lượng mật ong bạc hà của HTX đạt trên 15 nghìn lít, giá trị trên 6,5 tỷ đồng, đưa mức thu nhập cho người lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của người dân đã được HTX bao tiêu, tạo thêm thu nhập, gia tăng giá trị sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các thành viên HTX và người dân địa phương.

Có thể nói, HTX Tuấn Dũng hay HTX Nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc đã đem lại hiệu quả cao cho các hộ xã viên, tạo sự liên kết giữa các hộ gia đình trong toàn xã, tương trợ nhau trong ứng dụng công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Qua hợp tác sản xuất, các hộ dân tham gia vào HTX đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm về số lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Trong quá trình đó, HTX đã đứng ra giám sát về cây, con giống, phân bón, thức ăn, thuốc thú y và đối phó dịch bệnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các hộ thành viên… và quan trọng hơn là tạo thu nhập ổn định cho các thành viên trong HTX.

Được biết, thời gian qua, khu vực KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang từng bước được đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các HTX có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, hình thành các chuỗi giá trị; khẳng định vị trí, vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

Toàn tỉnh có 673 HTX hoạt động, với gần 20 nghìn thành viên, quy mô hoạt động của các HTX từng bước được mở rộng, một số HTX tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, ứng dụng KHKT vào sản xuất mang lại hiệu quả. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.410 tổ hợp tác với trên 21 nghìn thành viên với doanh thu bình quân đạt trên 230 triệu đồng/tổ hợp tác/năm.

Ông Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hà Giang cho biết: Năm 2020 doanh thu bình quân tại các HTX đạt trên 1,7 tỷ đồng/HTX. Thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong khu vực HTX đạt 42 triệu đồng/năm. Đóng góp trực tiếp của khu vực KTTT, HTX vào GDP của tỉnh đạt trên 1,8%; thu hút hơn 12 nghìn lao động...

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực KTTT, HTX; đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ cung ứng dịch vụ công, đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển của khu vực KTTT, HTX; xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị; tích cực phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua phát triển KTTT, HTX… , ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.