Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hà Giang: Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng

L.A (t/h) - 14:55, 01/03/2022

Thực hiện phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND về phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chị Sình Thị Khuông làm hướng dẫn viên ở Làng VHDLCĐ Lô Lô Chải.
Chị Sình Thị Khuông làm hướng dẫn viên ở Làng VHDLCĐ Lô Lô Chải.

Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với chất lượng dịch vụ tốt nhất, thân thiện với môi trường.

Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 35 Làng VHDLCĐ, trong đó có 16 Làng VHDLCĐ theo Đề án “Bảo tồn các Làng văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các Làng VHDLCĐ” giai đoạn 2020 - 2025 đang phục vụ du khách hiệu quả. Đề án hỗ trợ một cách toàn diện cho công tác bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị văn hóa nhằm phát triển du lịch. Cụ thể là hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống; hỗ trợ các đội văn nghệ dân gian; hỗ trợ công tác sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, lễ hội truyền thống; hỗ trợ sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch…

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện đang khai thác; đồng thời nghiên cứu khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa... Trong đó, tỉnh định hướng đầu tư xây dựng điểm đến mới với 13 Làng VHDLCĐ gắn với các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các sản phẩm du lịch khác hình thành chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Cụ thể: Làng VHDLCĐ thôn Khâu Vai gắn với Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai. Khu du lịch Mê cung đá kết nối với tuyến du lịch lòng hồ thủy điện Bảo Lâm 1. Làng VHDLCĐ thôn Sảng Pả A gắn với dệt thổ cẩm của người Lô Lô. Làng VHDLCĐ Cốc Pảng gắn với khu du lịch Du Già theo hướng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu đô thị du lịch, trung tâm dược liệu chăm sóc sức khỏe, trang trại nghỉ dưỡng homestay đặc sắc. Làng VHDLCĐ thôn Nậm Lương (Quản Bạ) gắn với bảo tồn Văn hóa dân tộc Bố Y.

Làng VHDLCĐ thôn Phiêng Luông gắn với văn hóa dân tộc Mông và du lịch sinh thái thủy điện lòng hồ Bắc Mê. Làng VHDLCĐ thôn Khuổi My gắn với văn hóa dân tộc Dao áo chàm và ruộng bậc thang. Bảo tồn và xây dựng “Làng VHDL tiêu biểu” dân tộc Pà Thẻn thôn Minh Thượng gắn với phát triển Quần thể du lịch “Tân Lập Xanh”, xã Tân Lập. Làng VHDLCĐ thôn Tân Sơn (Bắc Quang) gắn với văn hóa truyền thống dân tộc Dao và danh thắng quốc gia Thác Thí. Làng VHDLCĐ thôn Khun, xã Bằng Lang (Quang Bình) gắn với du lịch sinh thái, mạo hiểm hang Pó Mỳ. Làng VHDLCĐ thôn Na Léng gắn với danh thắng ruộng bậc thang xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì). 

Làng VHDLCĐ dân tộc Tày thôn Quảng Hạ gắn với suối khoáng nóng Nậm Choong. Làng VHDLCĐ dân tộc Nùng kiểu mẫu thôn Nấm Ngà, xã Cốc Rế (Xín Mần). Triển khai dự án Làng VHDL phức hợp đa trải nghiệm OASIS Mã Pì Lèng với chức năng bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Mông gắn với các sản phẩm hỗ trợ khai thác giá trị danh thắng Mã Pì Lèng.

Cùng với quan tâm đạo tạo nguồn nhân lực du lịch tại chỗ sẽ góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương và phát triển các sản phẩm du lịch của Hà Giang./.

Tin cùng chuyên mục
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.