Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hà Nội hướng dẫn đăng ký 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

T.Hợp - 10:10, 29/03/2024

Để giúp học sinh có căn cứ đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT TP. Hà Nội phân chia địa bàn các quận, huyện, thị xã thành 12 khu vực tuyển sinh. Việc phân chia khu vực tuyển sinh nhằm bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất về địa giới hành chính, giúp học sinh không phải di chuyển quá xa để đi học.

Hà Nội hướng dẫn đăng ký 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025. Ảnh minh họa
Hà Nội hướng dẫn đăng ký 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025. Ảnh minh họa

Năm học 2024-2025, số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập khoảng 81.200 học sinh. Tuyển vào các trường THPT tư thục, trung tâm GDNN - GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khoảng 51.800 học sinh.

Phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 các trường trung học phổ thông công lập của thành phố Hà Nội là thi tuyển, gồm ba môn: Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút); Toán (120 phút) và Ngoại ngữ (60 phút). Thời gian tổ chức kỳ thi diễn ra vào ngày 8 và 9/6/2024.

Để giúp học sinh có căn cứ đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT TP. Hà Nội chia thành 12 khu vực theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã. Việc phân chia khu vực tuyển sinh ngoài việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất về địa giới hành chính, giúp học sinh không phải di chuyển quá xa để đi học. Riêng Trường Trung học phổ thông Chu Văn An và Trường Trung học phổ thông Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh).

Cụ thể 12 khu vực tuyển sinh tại Hà Nội như sau:

Khu vực tuyển sinh 1 gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ.

Khu vực tuyển sinh 2 gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

Khu vực tuyển sinh 3 gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

Khu vực tuyển sinh 4 gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Khu vực tuyển sinh 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Khu vực tuyển sinh 6 gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Khu vực tuyển sinh 7 gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng.

Khu vực tuyển sinh 8 gồm các huyện Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Khu vực tuyển sinh 9 gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai.

Khu vực tuyển sinh 10 gồm quận Hà Đông và các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai.

Khu vực tuyển sinh 11 gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

Khu vực tuyển sinh 12 gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sắp xếp nhằm bảo đảm ở mỗi khu vực tuyển sinh cơ bản đều có các trường ở các nhóm khác nhau, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể về vị trí địa lý và năng lực học tập, học sinh có thể lựa chọn trường để đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp.

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường Trung học Phổ thông công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.