Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Hàng chục công trình nước xây xong rồi bỏ

PV - 17:38, 26/06/2018

Nhiều năm qua, không ít các công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã vùng khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động ở mức cầm chừng. Thậm chí, một số công trình có vốn cả vài tỷ đồng cũng trong tình trạng “đắp chiếu” gây lãng phí tiền của, bức xúc cho người dân…

Về xã Minh Tiến, một xã vùng khó khăn của huyện Lục Yên tìm hiểu việc đưa các công trình nước sinh hoạt đầu tư phục vụ đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Tại đây, ông Triệu Ngọc Đương, Chủ tịch UBND xã Minh Tiến cho biết: “Từ năm 1999 đến 2013, xã Minh Tiến được đầu tư xây dựng 5 công trình nước cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn Làng Mang, Khuân Chủ, thôn Trang. Nhưng, 3 trong 5 công trình này giờ đây đang bị bỏ hoang, hệ thống đường ống bị vỡ phải bọc vá chằng chịt bằng dây cao-su, bể nước bị cỏ hoang vùi lấp”.

Công trình nước sinh hoạt thôn Trang, xã Minh Tiến đã bị hư hỏng nặng. Công trình nước sinh hoạt thôn Trang, xã Minh Tiến đã bị hư hỏng nặng.

 

Được đưa vào sử dụng từ năm 2014, công trình nước sinh hoạt Tốc Kiềng của xã giờ “đắp chiếu”. Công trình này theo dự toán đầu tư hơn 3,2 tỷ đồng, cung cấp nước cho khoảng 154 hộ dân các thôn Tồng Táng, Làng Quỵ, Khuân Pục. Nhưng sau khi sử dụng được vài tháng, công trình ngừng hoạt động đến nay. Bà Mông Thị Lợi, người dân thôn Khuân Pục cho biết: Từ khi được đầu tư vòi nước gia đình tôi chưa được sử dụng một chút nước nào cả, gia đình phải xin nước của hàng xóm để dùng sinh hoạt cho gia đình.

Tương tự, một trong những công trình có giá trị lớn nhưng vừa mới đưa vào sử dụng chưa lâu đã bị bỏ không gây lãng phí là công trình cấp nước sinh hoạt Loong Co Cại xã Minh Xuân. Công trình này được đầu tư từ năm 2011 với trị giá hơn 1,2 tỷ đồng trên khu tái định cư thuộc thôn 15 có thiết kế phục vụ cho 43 hộ dân. Tuy nhiên, chỉ vài tháng đi vào hoạt động do không có người ở nên 7 năm nay công trình trong tình trạng bỏ không, nước không có, các trụ vòi cỏ mọc um tùm.

Qua thống kê, hiện nay toàn huyện Lục Yên có tổng số 48 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 19 xã, thị trấn với tổng trị giá trên 58 tỷ đồng, các công trình có thiết kế phục vụ cho khoảng gần 7 nghìn hộ dân. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế chỉ đáp ứng được cho trên 1700 hộ. Cho đến nay, toàn huyện chỉ còn 5 công trình hoạt động bền vững, 10 công trình hoạt động cầm chừng, 33 công trình hoạt động kém hiệu quả và không còn hoạt động.

Nói về nguyên nhân, cũng như khó khăn trong công tác khắc phục các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã trên địa bàn huyện hiện nay, ông Tăng Kết Dư, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Trong quá trình sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, kinh phí hạn hẹp, ngoài ra cũng do tác động của khí hậu cũng làm ảnh hưởng tới các công trình, ngoài ra công tác quản lý, vận hành còn yếu nên các công trình rất khó thể khắc phục được”.

Bài toán nan giải về các công trình cấp nước sinh hoạt đầu tư tiền tỷ nhưng không hiệu quả không chỉ có ở Lục Yên, mà còn ở một số địa phương trên toàn tỉnh Yên Bái. Vì vậy, để sớm khắc phục tình trạng này rất cần có sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng, chính quyền địa phương và cả người dân để nâng cao hơn nữa hiệu quả các công trình nước sinh hoạt nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu thiết thực và nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân.

KHẮC ĐIỆP

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.