Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hát bả trạo ở Hải Ninh

PV - 11:40, 03/04/2019

CLB Văn nghệ dân gian Hải Ninh (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là CLB đầu tiên của tỉnh tổ chức các hoạt động nhằm khôi phục vốn nghệ thuật truyền thống hát bả trạo. Hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư là loại hình diễn xướng dân gian đặc trưng của làng biển Quảng Ngãi nói riêng và cư dân ven biển Trung bộ nói chung.

Hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư diễn ra hằng năm tại làng chài Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư diễn ra hằng năm tại làng chài Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Nghệ thuật đặc trưng miền biển

Làng chài Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi nằm cuối dòng sông Trà Bồng, nơi đổ ra cửa biển Sa Cần. Nhờ có những hòn Ông, hòn Bà nằm trấn giữ cửa biển, chắn gió, chắn sóng, nên bên trong cửa biển luôn hiền hòa, bình yên, trở thành nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân.

Người dân từ ngàn đời nay sống nhờ nghề chài lưới, những lúc mệt nhọc, khó khăn hay gặp nguy hiểm trên biển, ngư dân vẫn vững tay chèo tay lái. Thế rồi từ khi nào không rõ, ngư dân đã đưa những hoạt động lao động thường ngày vào trong các câu hát, biểu diễn điệu chèo thuyền vươn khơi... tạo ra loại hình nghệ thuật hát bá đạo độc đáo.

Tuy nhiên, qua thời gian, biến đổi đời sống, nghệ thuật hát bả trạo dần mai một, lớp già ra đi, người trẻ không nhớ rồi dần lãng quên. Năm 1994, ông Vũ Huy Bình, giờ là Trưởng CLB Văn nghệ dân gian Hải Ninh, từ Đăk Lăk trở về Quảng Ngãi hỗ trợ cho đoàn phim làm phim tài liệu về hát bả trạo. Qua nhiều lần tìm kiếm, ông Bình tìm đến thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh, nơi đây vẫn còn những “trưởng lão” say mê với hát bả trạo và làng biển giữ nguyên vẹn nét văn hóa.

Lần đầu tiên năm 1995, những thước phim “Biển Hát” giới thiệu nghệ thuật hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư được tổ chức hằng năm, làng chải Hải Ninh, cửa biển Sa Cần hiện lên sống động.

Sau thời gian đó, ông Bình tiếp tục vận động các lão làng viết lại các câu hát bả trạo. Ông Bình cho biết: “Hát bả trạo chia làm 4 hồi. Hồi 1 hát tạ ơn thần Nam Hải, hồi 2 là nhổ neo và đưa thuyền ra khơi đánh bắt cá, hồi 3 là thuyền gặp sóng to gió lớn phải cầu cứu thần Nam Hải và hồi 4 là thần Nam Hải đưa thuyền vào bờ. Mỗi câu hát điệu lý mang màu sắc tâm linh khắc họa hình ảnh ngư dân vạn chài trong lao động, sản xuất”.

Mãi đến năm 2003, theo đề nghị các lão ngư, để việc thu thập tư liệu đầy đủ hơn, CLB Văn nghệ dân gian Hải Ninh ra đời, ông Bình giữ chức Trưởng CLB, đến nay đã thu hút 70 thành viên tham gia.

Ông Vũ Huy Bình-Trưởng CLB Văn nghệ dân gian Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông Vũ Huy Bình-Trưởng CLB Văn nghệ dân gian Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Để hát bả trạo vang xa

Người dân ở làng chài Hải Ninh thường nói rằng, ông Vũ Huy Bình chỉ mong đến ngày lễ hội, giỗ lăng… để được hát bả trạo, hát cho già, trẻ, trai, gái đều nghe. Ông được mặc bộ đồ lễ để đứng diễn với niềm say mê nhất.

Hằng năm, các lễ hội cầu ngư và thần Nam Hải, hoạt động bài chòi hội, lô tô truyền thống, lễ tiết thanh minh ở Nghĩa Tự… CLB đều chuẩn bị hát bả trạo.

CLB văn nghệ dân gian hiện thu hút rất nhiều các thành viên từ 16-70 tuổi. Trong đó, nhiều em như Nguyễn Hữu Trung, Võ Văn Nam, Trần Thị Bảy, Lê Thị Khánh Chi đều mới 16 tuổi nhưng đã hát thành thạo các điệu chèo, hát bả trạo.

Ông Vũ Huy Bình cho biết: “Điều đáng mừng là CLB chưa bao giờ thiếu kinh phí hoạt động vì người dân trong thôn làng rất say mê với hát bả trạo và cổ vũ cho CLB nên luôn ủng hộ mỗi dịp lễ, tết trong làng”. Đồng thời, để hát bả trạo vươn xa, hằng năm, CLB tổ chức giao lưu CLB đàn hát dân ca xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), hỗ trợ vạn chài Phước Thiện (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) tổ chức các nghi lễ, hội…

Giờ đây, làng chài Hải Ninh tổ chức chương trình quy mô hơn với bộ trang phục may đẹp mắt, ông tổng chèo đi chân hia, đầu đội mũ cánh chuồn, các bộ gươm kiếm được chuẩn bị đầy đủ hơn, các quân bài cờ hát cũng thêm phần huyên náo. Có được điều này là tâm huyết của lớp cha anh, nhiệt huyết và quyết tâm gìn giữ, phát huy nghệ thuật truyền thống của CLB trong thời gian qua.

NGUYỄN TRANG

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.