Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hãy thành tâm, đừng lãng phí, mê muội

Hồng Phúc - 08:59, 07/09/2020

Tục đốt vàng mã vào tháng 7 âm lịch đã có từ xa xưa với ý nghĩa tốt đẹp hướng về tổ tiên, nguồn cội. “Trần sao âm vậy”, nên đã thấy vàng mã muôn hình vạn trạng từ nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, đồ chơi trẻ em các loại, tiền đô la cho đến vô số thứ linh tinh khác. Nhiều loại vàng mã với những kiểu dáng kỳ dị khác nhau được mua để đốt, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người mua.

Vụ hỏa hoạn ở Hải Phòng do đốt vàng mã. (Ảnh Internet)
Vụ hỏa hoạn ở Hải Phòng do đốt vàng mã. (Ảnh Internet)

Tục lệ này ngày càng trở nên thái quá, khi vàng mã để đốt không còn dừng lại ở ý nghĩa tượng trưng mà gây lãng phí cho gia đình và xã hội, gây nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng, ô nhiễm môi trường.

Vụ hỏa hoạn xảy ra chiều 1/9 trên đường Vũ Chí Thắng, quận Lê Chân (Hải Phòng) bước đầu được xác định, là do chủ nhà trong lúc hóa vàng mã cúng rằm tháng 7 đã không cẩn thận để lửa cháy lan ra ngoài.

Thật khó để định nghĩa và phán xét niềm tin, tín ngưỡng, nhất là những điều đã theo con người ta qua nhiều thế hệ. Thế nhưng, sẽ là mâu thuẫn nếu người ta sống không nhân văn, sẻ chia ở đời thực nhưng lại cầu kỳ lễ tiết với nhiều thứ tâm linh. Nếu tin rằng đốt vàng mã người ta cảm thấy thanh thản trong lòng, sao không thử “chuyển” sang giúp đỡ người thật, việc thật trong cuộc sống – những thứ hoàn toàn có thể nhìn thấy được?

Nếu tỉnh táo mà nhìn nhận, đốt vàng mã là một việc làm nên loại bỏ dần dần trong xã hội văn minh, hãy thành tâm chứ đừng lãng phí, mê muội. 

Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...