Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hiệu quả thiết thực từ Chương trình 135

PV - 15:21, 20/11/2018

Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.

Ông Sỉ Lau Sớn, Bí thư Chi bộ bản Huổi Lèng, xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên): Nhờ CT135 mà bà con bản Huổi Lèng có nước sạch sử dụng.

Huổi Lèng là bản miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình dốc, hiểm trở, nên đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Bản có 41 hộ dân với 210 nhân khẩu. Được đầu tư từ CT135 nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nơi đây từng bước được cải thiện. Từ một bản toàn hộ nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở Huổi Lèng đã giảm xuống còn 20/41 hộ.

Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất CT135 giúp đồng bào DTTS vùng ĐBKK có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất CT135 giúp đồng bào DTTS vùng ĐBKK có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đặc biệt trước đây, bản Huổi Lèng không có nước sạch để sử dụng, người dân thường phải lấy nước từ suối hoặc hứng nước mưa nên thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột. Từ khi CT135 đầu tư xây dựng công trình nước sạch, bà con ai cũng vui mừng.

Cùng với đó, Chi bộ bản Huổi Lèng đã tích cực vận động người dân tham gia vào việc duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Bên cạnh đó, người dân cũng được tham gia vào hầu hết các khâu thực hiện dự án như: Cho ý kiến vào kế hoạch thực hiện các dự án; tham gia lựa chọn đối tượng, nội dung hỗ trợ; giám sát quá trình tổ chức thực hiện; tiếp nhận, quản lý và sử dụng các dự án đầu tư...

Ông Lằn Văn Xỉ, Trưởng bản Hạ Sơn, Người có uy tín xã Yên Bình (Quang Bình, Hà Giang): CT135 đã hỗ trợ rất nhiều cho người dân địa phương.

Hạ Sơn là bản còn rất nhiều khó khăn của xã Yên Bình, chủ yếu là người Pà Thẻn sinh sống. Theo rà soát tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương năm 2017, cả bản có 60 hộ thì 59 hộ thuộc diện hộ nghèo, chỉ có 01 hộ cận nghèo. Thế nhưng, nhờ sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân và nguồn vốn hỗ trợ từ CT135, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Theo rà soát mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018, bản Hạ Sơn đã có 2 hộ thoát nghèo, 10 hộ cận nghèo. Là địa phương miền núi, nên việc phát triển kinh tế ở Hạ Sơn chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Hằng năm bà con đều được nhận phân bón, thuốc trừ sâu từ CT135, góp phần tạo điều kiện giúp người dân phát triển sản xuất.

Ông Giàng Trùng Dính, Trưởng bản Phi 2, xã Sá Tổng (Mường Chà, Điện Biên): Mong Trung ương quan tâm nhiều hơn đến bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thời gian qua, CT135 đã hỗ trợ rất nhiều cho bà con ở bản Phi 2, cũng như người dân ở xã Sá Tổng. Hằng năm, người dân đều nhận được hỗ trợ về phân bốn, giống bò, dê. Mặc dù chỉ có một số hộ dân được nhận giống cây trồng, vật nuôi... nhưng cũng khiến bà con rất vui mừng.

Đặc biệt, các hộ nghèo và cận nghèo trong bản còn được tiếp cận khoa học kỹ thuật, những cây, con giống mới, góp phần giúp bà con từng bước thoát nghèo. Năm 2017 bản Phi 2 được đầu tư xây dựng hoàn thành tuyến đường nối từ trung tâm xã Sá Tổng vào đến bản. Năm nay tiếp tục được hỗ trợ xây dựng các tuyến đường khác nối liền với những địa phương xung quanh bản Phi 2.

Tuy nhiên, do địa phương miền núi, đời sống của bà con còn rất nhiều khó khăn. Toàn bản Phi 2 có 172 hộ thì 100% đều thuộc diện hộ nghèo. Rất mong Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa, giúp người dân miền núi, đặc biệt là bà con ở bản Phi 2 sớm thoát nghèo.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.