Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024

Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Anh Mai Minh Đình thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ chăm sóc diện tích cây cà chua trái vụ
Anh Mai Minh Đình thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ chăm sóc diện tích cây cà chua trái vụ

Anh Mai Minh Đình, dân tộc Nùng là hộ đầu tiên của thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ thực hiện liên kết chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng từ cây ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây trái vụ như: Ớt cao sản, dưa chuột trái vụ, cà chua trái vụ và cây ăn quả. Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, gia đình anh Đình có thu nhập gần 150 triệu đồng.

Anh Mai Minh Đình chia sẻ: Đầu năm 2024, tôi đã xuống giống 4.000 cây cà chua trái vụ, hiện cây cà chua của gia đình phát triển tốt, đã cho ra quả, mật độ quả sai, kích thước quả đảm bảo. Cây cà chua trái vụ có giá bán giao động từ 10.000đ - 15.000đ/ kg, trung bình mỗi cây cho thu nhập 4- 5kg quả/ lần hái.

Ghi nhận tại xã biên giới Nghĩa Thuận trong năm vừa qua, gia đình anh Sân Xín Thanh, thôn Na Lình, đã mạnh dạn gieo trồng và phát triển giống hồng không hạt cùng 8.000 cây cà chua trái vụ. Trong năm 2023, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc, gia đình anh Thanh đã có thu nhập gần 200 triệu đồng.

Năm 2023, huyện Quản Bạ có tổng diện tích gieo trồng là 16.205 ha, trong đó nhóm cây lương thực có hạt đạt trên 7.100 ha, nhóm cây hạt có chứa dầu trên 2.100 ha, nhóm rau, đậu các loại gần 2.400 ha, nhóm cây dược liệu 2.970ha...

Theo đánh giá thực tế của ngành chuyên môn huyện và các xã, thị trấn trong năm 2023, một số loại cây rau màu tại huyện trồng theo hướng tập trung và liên kết trong bao tiêu sản phẩm với một số công ty, HTX trong và ngoài tỉnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng như: cây dưa chuột cho năng suất 32 tấn/ha, giá bán bình quân 5.000đ/kg, thu lãi 96 triệu đồng/ ha; Cây cà chua năng suất 40 tấn/ha, giá bán bình quân 5.000đ/kg, thu lãi 110 triệu đồng/ha; Cây đậu cove năng suất 20 tấn/ ha, giá bán trung bình 10.000đ/kg, thu lãi 120 triệu đồng/ha.

Ngoài ra trong năm 2023, nông dân trong huyện đã chủ động chuyển đổi trên 1.300 ha diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây có kinh tế giá trị cao như chè Shan Tuyết, cây ăn quả ôn đới, cây lạc hè thu... Cùng với đó, trên địa bàn huyện nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp tập trung đã áp dụng công nghệ thông minh vào sản xuất như hệ thống tưới tiêu phun sương tự động tại xã Lùng Tám, xã Quyết Tiến.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, về lĩnh vực nông nghiệp huyện Quản Bạ phấn đấu thực hiện mục tiêu “Nông nghiệp sạch- Nông nghiệp thông minh- Nông nghiệp hàng hóa”. Qua đó, tạo vùng trồng cây nông nghiệp tập trung gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo ATTP. Tạo mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa điểm cung cấp là người nông dân với doanh nghiệp trước khi đưa ra thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho nhân dân tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.