Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu quả từ áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên đàn bò

PV - 10:34, 19/06/2018

Tại Mèo Vạc (Hà Giang), để giúp người dân nâng cao chất lượng đàn bò, các cán bộ nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con phát triển chăn nuôi theo phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lò Văn Hành, thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, một trong những hộ gia đình chăn nuôi bò đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho biết: “Được cán bộ hướng dẫn, gia đình tôi đã áp dụng phương pháp TTNT cho bò mẹ. Sau đó, con bò mẹ sinh được hai con bê. Qua theo dõi thì thấy bê con sinh ra từ TTNT phát triển tốt hơn, khả năng kháng dịch bệnh cao hơn.

Kiểm tra chất lượng con bò sinh ra bằng TTNT của gia đình anh Lò Văn Hành, thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc. Kiểm tra chất lượng con bò sinh ra bằng TTNT của gia đình anh Lò Văn Hành, thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc.

 

Cũng như gia đình anh Hành, ông Vàng Sìa Chứ, xóm Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc cũng nuôi bò sinh sản theo phương pháp TTNT. Ông Hành thông tin: “Gia đình tôi đã nuôi bò sinh sản trong nhiều năm, nhưng chưa bao giờ thấy con bò mẹ sinh ra được một con bê con có trọng lượng tới 30kg (nhờ phương pháp TTNT). Với kết quả này, gia đình sẽ tiếp tục thực hiện TTNT cho đàn bò để thay thế cho phối giống tự nhiên trong những năm qua”.

Trao đổi về việc áp dụng kỹ thuật TTNT trên đàn gia súc, ông Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Để áp dụng áp dụng phương pháp kỹ thuật mới trong phát triển chăn nuôi đàn gia súc, 15 cán bộ kỹ thuật thuộc khối nông nghiệp của huyện đã trực tiếp xuống từng hộ dân hướng dẫn cho bà con. Đồng thời các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về TTNT bằng nhiều hình thức thông qua các buổi họp thôn, xóm, trên hệ thống loa, băng zôn, tờ rơi, tư vấn trực tiếp…

Từ năm 2012 đến nay, huyện Mèo Vạc có 1.440 con bò cái được phối giống theo phương pháp TTNT. Trong đó, có 1.197 ca phối giống thành công; 761 con bê được sinh ra từ TTNT với trọng lượng bình quân 22kg. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, những con bê lai mới sinh có trọng lượng lớn hơn so với bê con được phối giống tự nhiên: trọng lượng bê con mới sinh từ TTNT bình quân đạt từ 20kg/con, cá biệt có con đạt trên 30kg (trong khi bê con phối giống tự nhiên có trọng lượng trung bình từ 14-15 kg/con).

Qua thực tế cho thấy, mô hình điểm về TTNT trên đàn bò đã được đông đảo người dân của các xã trên địa bàn huyện Mèo Vạc quan tâm. Điều đó đã từng bước làm thay đổi tập quán chăn thả gia súc, cho gia súc phối giống tự nhiên, tạo điều kiện cho người nông dân đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.