Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hiệu quả từ Chương trình vì người nghèo ở Điện Biên

PV - 13:10, 29/01/2018

Toàn tỉnh Điện Biên có khoảng 53 nghìn hộ nghèo, chiếm 45% tổng số hộ trên toàn tỉnh. Trong đó, hơn 19 nghìn hộ nghèo cần được giúp đỡ về nhà ở. Trong những năm qua, Điện Biên đã huy động mọi nguồn lực tham gia công tác xoá đói, giảm nghèo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Niềm vui của người nghèo
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây đậu tương. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây đậu tương.

 

Mới đây, tại UBND xã Quài Cang (Tuần Giáo) đã diễn ra lễ trao tặng bò giống cho 4 hộ nghèo (trị giá từ 16-20 triệu đồng/con) và hơn 50 suất học bổng tặng cho các cháu học sinh nghèo học giỏi của các đoàn thiện nguyện.

Anh Lò Văn Phòng, bản Soái Ngoài là 1 trong 4 hộ nghèo được tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, được nhận bò hồ hởi cho biết: Cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, vì diện tích đất ruộng, đất trồng hoa màu ít nên thu nhập thấp, không tránh khỏi bữa no bữa đói. Mặc dù rất muốn thoát nghèo, nhưng không có kinh phí để đầu tư chăn nuôi, phát triển sản xuất. Lần này, gia đình tôi may mắn được nằm trong danh sách trao tặng bò giống nên tôi rất phấn khởi. Tôi hy vọng con bò của gia đình sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh, sớm sinh bê con.

Cùng chung niềm vui với gia đình anh Phòng, còn 3 hộ nghèo khác là gia đình chị Lò Thị Dim, ở bản Cán; gia đình chị Lò Thị Phương, ở bản Cá; gia đình chị Quàng Thị Phong, ở bản Chạng. Các gia đình đều rất phấn khởi, vì được trao tặng cho món quà là “đầu cơ nghiệp”. Những hộ được nhận bò hy vọng, với “chiếc cần câu” mới được trao tặng, có thể làm thay đổi cuộc sống của gia đình mình.

Trước đó tại huyện Mường Chà cũng diễn ra lễ trao tặng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo. Trong ngôi nhà mới khang trang, rộng rãi, anh Giàng A Cầu, ở bản Hồ Chim II, xã Ma Thì Hồ không giấu nổi niềm vui, vì từ nay, gia đình anh không còn phải ở trong ngôi nhà tạm bợ, chật chội nữa. Anh Cầu tâm sự: Được hỗ trợ 15 triệu đồng của Hội Nông dân huyện cùng với số tiền tích góp được, gia đình tôi đã dựng căn nhà gỗ để sinh sống. Từ nay được ở trong nhà mới, vững chãi, tôi không phải lo lắng mỗi khi mưa gió và có thể yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

Nhiều chương trình thiết thực

Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Điện Biên giảm từ 45% xuống còn 42% (giảm 3% so năm 2016). Có được những thành quả đó cũng là nhờ một phần không nhỏ kết quả thực hiện của Chương trình hỗ trợ vì người nghèo. Trong năm 2017, tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận số tiền gần 7 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ người nghèo. Số tiền này đã được phân bổ hỗ trợ làm hơn 300 nhà “Ðại đoàn kết” với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng. Số tiền còn lại được dùng vào việc sửa chữa nhà ở cho 31 hộ, hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, cây, con giống với tổng số tiền 100 triệu đồng; giúp 375 học sinh nghèo vượt khó học giỏi tổng số tiền hơn 120 triệu đồng; tiếp nhận và phân bổ hơn 3.000 suất quà để trao tặng cho người nghèo.

Theo ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên: Công tác xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Giảm nghèo không chỉ giải quyết về vấn đề ăn, ở, nước sinh hoạt, mà còn phải giải quyết các vấn đề hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm và đào tạo nguồn nhân lực. Điều quan trọng là chính bản thân người nghèo, hộ nghèo cũng phải có nhận thức đúng đắn, có ý thức tự phấn đấu vươn lên; biết tiết kiệm, học hỏi, tự tạo việc làm, tận dụng cơ hội và sử dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của doanh nghiệp và cộng đồng thì công tác xoá đói, giảm nghèo mới thực sự có hiệu quả, bền vững.

DOÃN KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.