Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu ứng tích cực từ việc sắp xếp thôn, bản

PV - 10:24, 08/05/2019

Triển khai tinh thần Nghị quyết 18 và 19, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn. Ghi nhận tại xã An Bình, huyện Văn Yên cho thấy, việc sắp xếp đã góp phần tinh gọn bộ máy hành chính cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả.

Nhiều mô hình kinh tế mới được chính quyền địa phương hướng dẫn người dân triển khai hiệu quả. Nhiều mô hình kinh tế mới được chính quyền địa phương hướng dẫn người dân triển khai hiệu quả.

Thôn Trung Tâm, xã An Bình là một trong những thôn mới sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết 18,19 và Đề án sáp nhập thôn, bản của huyện Văn Yên (Yên Bái). Hiện nay, thôn Trung Tâm có 241 hộ dân sinh sống.

Thôn Trung Tâm có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả nhờ diện tích đất đồi rộng. Trên cơ sở đó, Chi bộ thôn đã ra Nghị quyết chuyên đề tập trung lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế và vận động, hỗ trợ Nhân dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, thế mạnh địa phương. Nhờ đó, người dân trong thôn đã chủ động, năng động triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.

Như gia đình anh Trần Nhữ Hà (thôn Trung Tâm), có diện tích đất đồi rộng. Trước đây, anh Hà chỉ trồng rừng và nuôi trâu nên hiệu quả kinh tế không cao, lại vất vả. Nhận được sự tư vấn, giúp đỡ của Chi bộ thôn, anh Hà đã quyết định đầu tư 60 triệu đồng làm chuồng, mua 30 con dê về nuôi, kết hợp với trồng rừng.

Anh Hà cho biết, anh vừa bán lứa dê đầu tiên với hơn 50 con dê thu về khoảng 60 triệu đồng. Trong khi đó, anh vẫn còn 50 con dê để tái đàn, trong đó, có 10 cặp dê bố mẹ.

Được biết, hiện thôn Trung Tâm có 30 mô hình trồng cây ăn quả tập trung với diện tích 10 ha, chủ yếu là nhãn ghép, bưởi và ổi, hàng trăm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi trồng thủy sản và hình thành hàng chục mô hình chăn nuôi tổng hợp. Kinh tế của thôn có tốc độ tăng trưởng khá cao, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 80%; số hộ nghèo giảm còn 10 hộ theo tiêu chí mới.

Để giúp người dân trong xã phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền xã An Bình còn định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, xóa đói giảm nghèo, tiêu biểu như: mô hình nuôi từ 10 con trâu, bò trở lên của anh Triệu Văn Tấn và anh Đặng Văn Trung ở thôn Khe Rồng; mô hình trồng gần 1 ha ổi của anh Trần Thế Dân, 1 ha trồng nhãn của anh Cao Thành Đô; mô hình trồng tre măng Bát độ của anh Nguyễn Văn Nam, thôn Khe Măng và Huỳnh Cao Đại thôn Cầu Cao…

Ông Nguyễn Trọng Tuynh, Bí thư Đảng ủy xã An Bình cho biết, qua thực tiễn triển khai cho thấy, việc sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn xã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tạo ra hiệu ứng, sức lan tỏa tích cực và sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân trên địa bàn.

“Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay chỉ còn 11,5%, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên 30 triệu đồng/người/năm…”, ông Tuynh nói.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.