Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Hỗ trợ hộ nghèo bằng những chương trình thiết thực

PV - 09:13, 13/06/2018

Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình cụ thể, thiết thực giúp hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững như: trao vốn phát triển sản xuất, tặng phương tiện sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế... Nhờ đó, số hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh, bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái nghèo. Dự kiến trong năm 2018, sẽ có 4.000 hộ thoát nghèo.

Theo báo cáo của tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh còn tới 7000 hộ nghèo, để chương trình giảm nghèo triển khai hiệu quả, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Bạc Liêu phân công cho đơn vị, ban, ngành cấp tỉnh nhận giúp đỡ 494 hộ, các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp nhận giúp đỡ 3.570 hộ thoát nghèo.

Từ nguồn vốn vận động của các nhà hảo tâm, nhiều hộ nghèo đã có nhà ở kiên cố. Trong ảnh: Ông Trần Hoàng Duyên (đứng thứ 3 từ trái qua), Trưởng ban Dân tộc trao nhà cho hộ nghèo dân tộc Khmer. Từ nguồn vốn vận động của các nhà hảo tâm, nhiều hộ nghèo đã có nhà ở kiên cố. Trong ảnh: Ông Trần Hoàng Duyên (đứng thứ 3 từ trái qua), Trưởng ban Dân tộc trao nhà cho hộ nghèo dân tộc Khmer.

 

Theo đó, những đơn vị nhận đỡ đầu ngoài lồng ghép và huy động các nguồn vốn hỗ trợ hướng dẫn hộ nghèo xây dựng các mô hình tăng gia sản xuất, còn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý chí thoát nghèo, tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo, để có phương án giúp đỡ cho phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh các chính sách dành cho đồng bào DTTS được triển khai. Nổi bật là Chương trình 135 với tổng nguồn vốn hơn 113 tỷ đồng để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng…; Bạc Liêu còn có những chính sách hỗ trợ khác như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, đỡ đầu hộ nghèo, giải quyết việc làm.

Ông Trần Hoàng Duyên, Trưởng Ban dân tộc tỉnh cho biết: Ban Dân tộc đã vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ gần 3 tỷ đồng để tặng hàng ngàn suất quà, xây dựng 21 căn nhà tình thương, 1 nhà tình nghĩa, đỡ đầu 59 hộ nghèo, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 800 lượt đồng bào Khmer. Từ nguồn đầu tư hỗ trợ mà trong thời gian gần đây đã có hàng trăm hộ nghèo dân tộc Khmer được công nhận thoát nghèo bền vững.

Tại huyện Giá Rai, trong số 87 hộ thoát nghèo, có 5 hộ nghèo được Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu nhận giúp đỡ, bằng cách bảo lãnh vay vốn tín chấp, cho mượn vốn rồi chỉ dẫn cách thức làm ăn, trợ giúp cây, con giống, cán bộ phân công nhau thường xuyên xuống các hộ kiểm tra, động viên các hộ sử dụng vốn đúng mục đích.

Tương tự, ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi có trên 70% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đời sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn. Việc nhận giúp đỡ cho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc của các chiến sĩ công an tỉnh Bạc Liêu, không chỉ giúp cho tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh, mà còn có ý nghĩa trong việc đưa cán bộ đến gần dân, sát dân, nắm bắt được tâm tư, đời sống của người dân hơn, nhất là đối với đồng bào các DTTS trên địa bàn. Từ đó, việc truyền tải những chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như xây dựng các chính sách liên quan đến người dân cũng phù hợp và thiết thực hơn.

Anh Kim Hoàng Tây, ở ấp Cái Giá, là một trong những hộ vừa được Phòng An ninh xã hội, Công an tỉnh Bạc Liêu hỗ trợ một căn nhà Đại đoàn kết, trị giá hơn 30 triệu đồng và vốn để trồng rau màu. Anh bộc bạch: “Bây giờ đi làm không còn lo cảnh nhà sập bất cứ lúc nào nữa. Mấy anh công an giúp đỡ vừa có nhà ở ổn định, vừa có vốn cho vợ ở nhà trồng rau kiếm thêm thu nhập để cuối năm được thoát nghèo”.

Theo bà Lê Thị Ái Nam, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, tuy tỷ lệ hộ nghèo được đỡ đầu chưa hoàn toàn thoát nghèo, nhưng việc làm này đã thể hiện được trách nhiệm của từng đảng viên với nhân dân. Vì thế, các đơn vị được phân công đỡ đầu hộ nghèo rất quan tâm về chất lượng chứ không chạy theo thành tích, nếu hộ nghèo nào được đỡ đầu đạt tiêu chí thoát nghèo được là sẽ thoát nghèo bền vững. Thông qua việc phân công nhận đỡ đầu, dự kiến trong năm sẽ có khoảng 4000 hộ trong tổng số 7.000 hộ nghèo thoát nghèo. Hiện nay, tỉnh vẫn duy trì mô hình giúp đỡ hộ nghèo để làm nền tảng trong công tác giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Ngày 26/4, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Chiến Thắng; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 150 đại biểu chính thức. Đây là 1 trong 2 Đại hội điểm Đại hội các DTTS của tỉnh Đắk Lắk.