Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nông thôn

PV - 10:05, 31/01/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Hội LHPN tỉnh Phú Yên vừa tổ chức 2 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cán bộ hội các cấp về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Qua đó, nhiều giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác giảm nghèo đã được chia sẻ, góp phần thúc đẩy việc hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo trong thời gian tới.

Chị Hờ Chút ở thôn Dốc Cát, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi bò. Ảnh: THÁI HÀ
Chị Hờ Chút ở thôn Dốc Cát, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi bò. Ảnh: THÁI HÀ

Thúc đẩy phụ nữ tham gia làm kinh tế

Tại hội nghị, ông Nguyễn Tấn Nhựt, chuyên gia Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã giới thiệu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn một số nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc chương trình; phát huy vai trò của phụ nữ trong việc vận dụng linh hoạt các chính sách giảm nghèo trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Nguyễn Tấn Nhựt, trong số các dự án, dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo liên quan đến quyền lợi của chị em phụ nữ. Với dự án này, sự hỗ trợ sẽ chuyển từ riêng lẻ theo từng gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng) gắn với nhu cầu của thị trường, liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm đầu ra, phát huy lợi thế địa phương, sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương và có lộ trình xây dựng thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, để nhận được sự hỗ trợ từ chương trình, chị em cần linh hoạt thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, hướng đến liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và có những kế hoạch dài hơi để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Bà Phạm Thị Mi Nơ, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa) cho biết, từ gợi ý của các chuyên gia tại hội nghị, cán bộ hội sẽ tiếp tục tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn làm kinh tế theo hướng liên kết phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương hướng đến sản phẩm chất lượng đạt chuẩn OCOP.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Đào An Xuân cho biết: Để thúc đẩy phụ nữ tham gia làm kinh tế, thời gian qua, hội LHPN các cấp đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; các cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, các hoạt động “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, các mô hình “Nhóm phụ nữ tín dụng - tiết kiệm” hoặc tự giúp nhau bằng cây - con giống, vốn, ngày công, kỹ thuật sản xuất. Qua đó đã khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Người dân đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả
Người dân đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả

Tiếp tục hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 7 dự án và 11 tiểu dự án với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Từ các chương trình hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho phụ nữ nghèo và phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, nhiều chị em đã trở thành những gương mặt tiêu biểu về lao động giỏi, lao động sáng tạo, khởi nghiệp làm giàu bằng chính sức lao động và tài năng, trí tuệ của mình. Nhiều chị trở thành chủ doanh nghiệp, nữ doanh nhân thành đạt, xứng đáng là người phụ nữ “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ đổi mới, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế địa phương.

Trong ngôi nhà khang trang được xây dựng cách đây 3 năm tại thôn Dốc Cát, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, chị Hờ Chút phấn khởi chia sẻ: Gia đình tôi ngày càng khấm khá nhờ chăn nuôi bò, hiện đàn bò đã được 3 con. Tất cả cũng nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ phụ nữ.

Ông Nguyễn Tấn Nhựt cho biết, việc từng bước nhân rộng mô hình giảm nghèo cho phụ nữ đã có sự lan tỏa nhất định trong đời sống xã hội. Chị em phụ nữ phát huy tính liên kết hợp tác trong sản xuất, chăn nuôi, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, hình thành thói quen tiết kiệm để tái đầu tư, hoàn lại giá trị được hỗ trợ cho phụ nữ khác, để giúp nhiều phụ nữ nghèo được hưởng lợi từ chính sách. Thông qua việc tham gia các mô hình kinh tế tập thể như tổ hợp tác, tổ liên kết… chị em được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Từ đó giúp cho chị em sản xuất ra sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, nâng cao sức khỏe đời sống người dân…

Tin cùng chuyên mục
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.