Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hòa Bình: Phát triển nghề mây tre đan truyền thống

PV - 14:57, 08/07/2019

Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục, xây dựng các làng nghề truyền thống và xuất khẩu các sản phẩm mây, tre đan. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Nghề mây tre đan đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân Hòa Bình. Nghề mây tre đan đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân Hòa Bình.

Theo số liệu thống kê của Chi Cục Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình, năm 2013 tỉnh Hòa Bình có hơn 600 cơ sở làng nghề mây tre đan. Các cơ sở sản xuất mây tre đan ở Hòa Bình đã giúp trên 2.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Doanh thu bình quân 1 năm của tỉnh từ mây tre đan đạt hơn 98 tỷ đồng; mỗi cơ sở sản xuất doanh thu hơn 145 triệu đồng; thu nhập bình quân một lao động trong các làng nghề mây tre đan đạt từ 1-2 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên vào thời điểm đó, các tổ chức sản xuất mây, tre đan vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, các cơ sở không đủ vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, khó khăn trong liên kết đào tạo, thị trường tiêu thụ sản phẩm… Vì vậy, để phát triển bền vững, các làng nghề mây, tre đan buộc phải xây dựng các giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng hiện đại…

Nhận thức được những thách thức trên của làng nghề mây tre đan nói riêng, làng nghề truyền thống nói chung, ngày 13/6/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển nghề truyền thống. Qua đó đã quy hoạch tập trung vùng nguyên liệu, tiếp tục xây dựng, thành lập các tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm để nghề mây, tre đan được bảo tồn và phát triển…

Điển hình như HTX mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (huyện Lạc Sơn). Nhờ được hỗ trợ kinh phí để đào tạo và phát triển làng nghề, nên quy mô được mở rộng. HTX đã tạo việc làm ổn định cho 70 thành viên và hơn 300 lao động thời vụ tại địa phương. Các sản phẩm của HTX sản xuất ra đều đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, chủ yếu làm thủ công, được thị trường ưa chuộng, như: ấm ủ chè, lọ hoa, khay đựng chén, giỏ xách…

Hiện, HTX mây tre đan xóm Bui đã nhận được nhiều đơn hàng từ các tỉnh, thành phố trong nước và một số thị trường ngoài nước như: Trung Quốc, Nhật Bản. Doanh thu của HTX đã đạt khoảng 1,2 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động trong HTX đạt khoảng 3 triệu đồng/tháng. Ngày 17/12/2017 HTX mây tre đan xóm Bui đã chính thức được công nhận làng nghề truyền thống.

Bà Quách Thị Dung, Chủ nhiệm HTX mây, tre đan xóm Bui cho biết: Nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền nên làng nghề mây tre đan đã được phát triển rộng cả về quy mô và giá trị. Các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng được nâng cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, góp phần phát triển ổn định cho làng nghề và tăng thu nhập cho người dân.

Với những chính sách khuyến khích để phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan trên địa bàn Hòa Bình, sau 5 năm cơ sở sản xuất làng nghề đã tăng lên 700 cơ sở mây tre đan, tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định từ 3 triệu đồng/người/tháng. Góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 45.000 triệu đồng/người/năm.

Tuy nhiên, để phát triển làng nghề thực sự bền vững, đạt mục tiêu đến năm 2020 giải quyết được khoảng 85,3 ngàn lao động tại các cơ sở ngành nghề nông thôn nhất là ngành nghề mây tre đan thì, theo ông Đinh Duy Chuyên, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hòa Bình  , tỉnh Hòa Bình cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm và hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các làng nghề. Trên cơ sở đó, tổ chức gắn kết làng nghề với phát triển du lịch, hình thành tuyến du lịch làng nghề; hỗ trợ cơ sở sản xuất, xây dựng thương hiệu cho làng nghề.

HƯƠNG HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.