Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hoàn thành xây dựng nhà bán trú cho học sinh

PV - 18:09, 03/04/2018

Là tỉnh vùng cao biên giới, nhưng thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục, trong đó có nhà ở bán trú và nhà công vụ cho giáo viên. Hết năm 2017, Lào Cai là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành 100% nhà bán trú và nhà công vụ được xây dựng kiên cố.

Trước đây, khi dãy nhà bán trú còn chưa được xây dựng các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trịnh Tường, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát phải ở trong các dãy nhà gỗ tạm bợ, mùa Hè thì nóng nực mà mùa Đông gió lùa rét cắt da cắt thịt. Cũng bởi vậy, các em thường xuyên ốm đau, sức khỏe không bảo đảm cho việc học tập.

Việc hoàn thành kiên cố hóa nhà công vụ, nhà bán trú góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Việc hoàn thành kiên cố hóa nhà công vụ, nhà bán trú góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

 

Thầy giáo Trần Anh Khoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện nay toàn trường có 704 học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc, trong đó có 257 học sinh ở bán trú. Với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, từ năm 2017 toàn bộ 20 phòng ở bán trú và 13 phòng công vụ cho giáo viên đã được xây dựng kiên cố phục vụ cho việc ăn, ở bán trúcho học sinh cũng như nơi làm việc cho giáo viên trong trường.

“Phải nói là không lời nào tả hết được niềm vui của nhà trường khi cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Phấn khởi hơn từ khi các em được ở trong các phòng xây dựng kiên cố. Hai năm trở lại đây, tỷ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt 98-99%, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường”, thầy Khoa tâm sự.

Việc kiên cố nhà bán trú và nhà công vụ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh ăn ở tại trường, mà còn giúp cho các thầy cô giáo vùng cao giảm bớt chi phí sinh hoạt khi không còn phải đi thuê nhà. Cô giáo Đỗ Thị Đài Trang lên công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trịnh Tường được vài năm nay, trước đây khi chưa có nhà công vụ cô Trang phải đi thuê nhà bên ngoài để ở, bình quân mỗi tháng cô phải bỏ ra 800 nghìn đồng tiền thuê nhà. “Từ khi có nhà công vụ em và các giáo viên trong trường vui lắm vì ở gần trường có điều kiện để hướng dẫn thêm cho các em trong những giờ nghỉ. Ngoài ra, chúng em cũng đỡ một khoản chi phí thuê nhà từ đồng lương giáo viên ít ỏi”, cô giáo Trang cho biết.

Theo thống kê, toàn huyện Bát Xát có 542 phòng công vụ và 291 phòng ở bán trú cho học sinh đã được xây dựng kiên cố. Riêng trong năm 2017, toàn huyện đã xây dựng được 176 phòng công vụ và 62 phòng ở bán trú; trong đó ngân sách của tỉnh là trên 18 tỷ đồng và ngân sách huyện gần 6 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà ở cho học sinh bán trú là chủ trương lớn của tỉnh Lào Cai để thực hiện mục tiêu rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp, thực hiện đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 153-CT/TU ngày 6/1/2014 của Tỉnh ủy Lào Cai.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 135 công trình nhà bán trú cho học sinh với 738 phòng; 266 công trình nhà công vụ giáo viên với 1.140 phòng, với tổng kinh phí đầu tư trên 200 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh trên 143 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 52 tỷ đồng. Như vậy, năm học 2017-2018 với gần 27 ngàn học sinh bán trú, trên 7 ngàn giáo viên, nhân viên được đảm bảo chỗ ăn, ở tại trường.

Ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Để có được kết quả này tỉnh Lào Cai đã huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục; nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục. “Thực tế cho thấy, việc đầu tư xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được sự mong mỏi của ngành Giáo dục, các thầy cô giáo, các em học sinh và cha mẹ học sinh. Giúp cho các em học sinh bán trú và các thầy cô giáo vùng cao có chỗ ở tốt hơn, điều kiện học tập, làm việc tốt hơn, an toàn hơn. Mặt khác, các em học sinh được tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em có thêm nhiều kỹ năng sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, ông Ninh nhấn mạnh.

Hiện nay toàn trường có 704 học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc, trong đó có 257 học sinh ở bán trú. Với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, từ năm 2017 toàn bộ 20 phòng ở bán trú và 13 phòng công vụ cho giáo viên đã được xây dựng kiên cố phục vụ cho việc ăn, ở bán trú cho học sinh cũng như nơi làm việc của giáo viên trong trường”. Thầy giáo Trần Anh Khoa

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.