Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hoành Bồ: Tập trung thực hiện 5 vấn đề trọng tâm cho vùng DTTS

PV - 14:53, 18/06/2019

Hoành Bồ là địa phương có gần 20 nghìn người là đồng bào DTTS, chiếm 37,9% số dân của huyện. Từ năm 2016 đến nay, cùng với các chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh đã có chính sách đặc thù, thông qua Đề án 196 về nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, với các giải pháp đồng bộ và tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo các vùng nông thôn miền núi DTTS đặc biệt khó khăn của Hoành Bồ.

Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh (người thứ 3 từ phải sang trái) và ông Nguyễn Anh Tú, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ (ngoài cùng bên phải) thăm rừng lim cổ thụ của gia đình cụ Triệu Tài Cao ở xã Tân Dân. Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh (người thứ 3 từ phải sang trái) và ông Nguyễn Anh Tú, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ (ngoài cùng bên phải) thăm rừng lim cổ thụ của gia đình cụ Triệu Tài Cao ở xã Tân Dân.

Sau 3 năm thực hiện Đề án 196, kết quả rà soát cuối năm 2018 cho thấy, Hoành Bồ đã có 6/6 thôn đủ điều kiện hoàn thành Chương trình 135. Hiện chỉ còn xã Kỳ Thượng thuộc diện ĐBKK. Theo kế hoạch, xã Kỳ Thượng sẽ hoàn thành các tiêu chí mục tiêu thoát khỏi diện ĐBKK trong năm 2019, hoàn thành Chương trình 135 trước 01 năm so với kế hoạch.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Anh Tú, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện Hoành Bồ, cho biết, Ban Thường vụ, cấp ủy Hoành Bồ đặt mục tiêu tập trung xây dựng Hoành Bồ trở thành thị xã vào năm 2025 và tự chủ chi ngân sách thường xuyên vào năm 2021. Do vậy, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, được huyện ưu tiên thực hiện rất quyết liệt, để kéo dần giảm sự chênh lệch giữa vùng đồng bào DTTS với các vùng khác của huyện

Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra, ông Nguyễn Anh Tú cho hay, cả hệ thống chính trị của huyện đang tập trung thực hiện 5 vấn đề: công tác cán bộ, chuyển đổi nhận thức, tuyên truyền vận động tạo sự tự tin cho người Hoành Bồ; tập trung hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất và chăm lo tốt công tác giáo dục. Đây là 5 vấn đề có tính quyết định trong việc thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa nghèo bền vững và các chính sách dân tộc khác.

Đồng bào Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) giao lưu tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng bào Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) giao lưu tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Trong 5 vấn đề trên, công cán bộ được Hoành Bồ tiến hành đi trước, làm trước. Trên thực tế, công tác cán bộ đã được huyện tiến hành làm từ những năm trước, nhưng tập trung làm mạnh hơn trong năm 2018. Từ đầu năm 2019 đến nay, Hoành Bồ tập trung cho công tác cán bộ vào 3 việc. Thứ nhất, tất cả các xã, trong đó có xã có đồng bào dân tộc đều được huyện tăng cường cán bộ chủ chốt. Cụ thể, Bí thư xã, hoặc Chủ tịch UBND xã là người của huyện tăng cường. Thứ hai, thực hiện luân chuyển cán bộ công chức giữa các xã, để khắc phục sự khép kín, tạo sự liên kết, gắn kết gữa các DTTS trên địa bàn. Thứ ba, là đào tạo, tập huấn cán bộ, tổ chức sát hạch, để từ sát hạch, công chức viên chức nào thiếu gì, sẽ được tập huấn bồi dưỡng, để bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp.

Trả lời câu hỏi vì sao Hoành Bồ chọn làm trước công tác cán bộ? Ông Nguyễn Anh Tú giải thích, cơ chế chính sách cho vùng DTTS đầy đủ rồi, nguồn lực đầu tư cũng không quá khó. Khâu cốt lõi quyết định tất cả do con người, do cán bộ và vì thế Hoành Bồ tập trung khâu cán bộ là đầu tiên, sau đó là chuyển đổi nhận thức.

Ông Tú cũng cho biết, trước đây đường giao thông đến vùng cao DTTS Hoành Bồ đi lại mất cả ngày, nhưng bây giờ từ trung tâm huyện lên Kỳ Thượng xã vùng cao khó khăn nhất Hoành Bồ chỉ ngót 1 tiếng đồng hồ. Giao thông đi lại dễ dàng, thông tin liên lạc thuận lợi, giao lưu phát triển sản xuất, hàng hóa thuận lợi. Vậy điều cần nhất lúc này chỉ còn là con người có trình độ, có quyết tâm, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

“Công tác cán bộ là vấn đề khó, do đó Hoành Bồ phải bố trí đan xen sự gắn kết giữa cán bộ chủ chốt huyện tăng cường với cán bộ là người dân tộc tại chỗ. Đây là vấn đề khó. Do đó, mọi khâu trong công tác cán bộ chúng tôi xác định phải làm từng bước, làm chắc chắn”, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nói.

Người đứng đầu cấp ủy chính quyền Hoành Bồ cũng tự tin cho biết rằng, ở Kỳ Thượng xã ĐBKK, cũng như các xã vùng DTTS có quỹ đất phát triển sản xuất, có định hướng phát triển trồng cây gì, chăn nuôi con gì, phát triển mô hình thế nào, tất cả đã định hướng từng vùng rõ rồi. Bây giờ chỉ cần chăm chỉ, quyết tâm, cộng với sự giúp đỡ của tỉnh, của huyện, của Trung ương, thì đồng bào sẽ có bước đi thoát nghèo một cách vững chắc..

XUÂN PHÚ

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.