Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Học sinh Dân tộc nội trú phải dậy từ 4 giờ sáng để... vệ sinh cá nhân

vov.vn - 10:05, 18/09/2020

Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị giảng dạy thiếu thốn, thiếu cả phòng ở cho học sinh nội trú... khiến cho việc sinh hoạt và học tập của các em học sinh tại trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đang gặp nhiều khó khăn.

Máy chiếu đã hỏng từ lâu được dựng vào 1 góc tường đã bong tróc.
Máy chiếu đã hỏng từ lâu được dựng vào 1 góc tường đã bong tróc.

Trường PTDT nội trú huyện Ba Chẽ hiện có 252 học sinh lưu trú. Khuôn viên nhà trường không có tường rào bảo vệ. Mỗi phòng ở nội trú được thiết kế cho 8 học sinh, nhưng nhiều phòng có tới 11 em. Mỗi phòng được trang bị 2 chiếc quạt treo tường nên nhiều hôm trời nóng, các em phải trải chiếu xuống đất để nằm. Cả trường cũng chỉ có 2 khu nhà vệ sinh nên buổi sáng hay buổi chiều đều trong tình trạng quá tải, nhiều em phải dậy từ 4h sáng để có thể vệ sinh cá nhân.

Các em Lã Thị Khánh Ly (lớp 9B) cho biết: "Khoảng thời gian tắm của bọn em từ 17h30 đến 19h. Nhiều lúc bọn em phải tắm nhanh để cho các bạn khác vào tắm, cũng có lúc là phải 3,4 bạn tắm cùng 1 phòng. Vào tắm em chỉ dội nước qua cho nhanh để các bạn sau còn vào. Còn việc đi vệ sinh cũng mất rất nhiều thời gian vì nhiều khi bên trong đều có người".

Hầu hết cơ sở hạ tầng của trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ đều đã được xây dựng từ khoảng năm 1995. Do không được duy tu, bảo dưỡng đầy đủ, hiện các công trình này đều đang xuống cấp trầm trọng. Những mảng tường ố vàng, bong tróc, trang thiết bị phòng học, bàn ghế,… đều cũ kĩ. Trường hiện tại được đầu tư phòng học tin từ năm 2008 nhưng hiện tại máy móc đã hỏng toàn bộ dẫn đến việc học sinh phải thực hành trên máy tính của thầy giáo.

Tình trạng chờ đợi rất lâu mới đến lượt vệ sinh cá nhân diễn ra mỗi buổi sáng.
Tình trạng chờ đợi rất lâu mới đến lượt vệ sinh cá nhân diễn ra mỗi buổi sáng.

Thầy giáo Lương Văn Khang, hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ cho biết có tới 6 trong tổng só 8 máy chiếu tại các phòng học đã hỏng hoàn toàn: "Cơ sở vật chất, các phòng học hiện tại đang hỏng hóc rất nhiều. Diện tích phòng học cũng không đảm bảo so với số lượng học sinh. Bàn ghế cũng hư hại, máy móc, thiết bị dạy học cũng gần như đã hỏng do được đầu tư từ quá lâu rồi".

Qua khảo sát, dự tính kinh phí tu bổ cải tạo cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị dạy học của trường khoảng 14 tỷ đồng. Ngay từ cuối năm ngoái, nhà trường đã có kế hoạch xin huyện đầu tư từ nguồn ngân sách nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch cải tạo cơ sở vật chất của Trường PTDT nội trú huyện Ba Chẽ phải tạm dừng lại.

Bữa cơm đạm bạc của các em học sinh tại trường. Hàng ngày các em được hỗ trợ 38.000đ/1 em, với 8.000đ bữa sáng và 15.000đ mỗi bữa ăn trưa, tối.
Bữa cơm đạm bạc của các em học sinh tại trường. Hàng ngày các em được hỗ trợ 38.000đ/1 em, với 8.000đ bữa sáng và 15.000đ mỗi bữa ăn trưa, tối.

Bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Chẽ nói: "Chúng tôi rất mong được nhận sự quan tâm, hỗ trợ từ các nguồn xã hội hóa trong việc đầu tư cho ngành giáo dục huyện Ba Chẽ để đảm bảo cơ sở vật chất và hướng tới trang bị phòng học thông minh, các thiết bị dạy học để đáp ứng, nâng cao chất lượng dạy học tại huyện".

Thầy và trò Trường PTDT nội trú huyện Ba Chẽ vẫn đang phải cùng nhau khắc phục khó khăn trong sinh hoạt cũng như học tập, nỗ lực cùng ngành giáo dục hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục và góp phần đào tạo nguồn nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.