Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương năm 2022

Như Ý (T/h) - 14:30, 02/06/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đội tuyển Olympic tin học châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 của Việt Nam có 7/7 học sinh đoạt huy chương. Trong đó có 3 huy chương Vàng và 4 huy chương Bạc.

Đội tuyển Việt Nam dự Olympic tin học châu Á - Thái Bình Dương năm 2022. Ảnh: Bộ GDĐT
Đội tuyển Việt Nam dự Olympic tin học châu Á - Thái Bình Dương năm 2022. Ảnh: Bộ GDĐT

Olympic tin học châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến, Ai Cập là nước đăng cai. Kỳ thi đã thu hút 888 thí sinh của 35 nước và vùng lãnh thổ tham gia. Kết quả có 186 thí sinh đoạt giải, trong đó có 17 huy chương vàng, 74 huy chương bạc, 95 huy chương đồng. Trong đó, Việt Nam có 7 học sinh đoạt huy chương gồm 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc. Đây là kết quả cao nhất của đội tuyển tin học sau 10 năm tham gia kỳ thi này.

Ba học sinh giành huy chương Vàng gồm: Trương Văn Quốc Bảo, lớp 12 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An; Dương Minh Khôi, lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; Trần Xuân Bách, lớp 11 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bốn huy chương Bạc thuộc về các em: Lê Hữu Nghĩa, lớp 12 Trường THPT chuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước; Nguyễn Nhật Minh, lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; Vũ Huy Hoàng, lớp 12 Trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Trần Khôi Nguyên, lớp 12 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Tại kỳ thi năm nay có 6 nước và vùng lãnh thổ có huy chương vàng gồm: Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan. Theo cách xếp hạng huy chương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Nga./.



Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.