Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Học viện Tài chính tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Thanh Bình - 18:15, 19/11/2024

Chiều ngày 19/11, tại Hà Nội, Học viện Tài chính tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi Lễ
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi Lễ

Tham dự buổi lễ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN); đồng chí Hồ Đức Phớc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính; đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Đinh Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, PGS,TS. NGƯT. Nguyễn Đào Tùng, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Uỷ viên BCH Đảng bộ Bộ Tài chính, Giám đốc Học viện đọc diễn văn ôn lại truyền thống 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) gắn với chặng đường trên 60 năm Học viện xây dựng và phát triển. Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã và đang thúc đẩy nâng cao vai trò và vị thế của Nhà giáo trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (đứng thứ 3 từ phải sang trái), tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Học viện
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (đứng thứ 3 từ phải sang trái), tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Học viện

Trong suốt hơn 60 năm qua, Học viện luôn quan tâm chăm lo vun đắp sự nghiệp “Trồng người”, khích lệ động viên các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên là người DTTS đã và đang học tập, công tác tại mái trương thân yêu Học viện không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức là dịp để chúng ta trân trọng tôn vinh tinh thần đoàn kết, yêu nước và tương thân tương ái giữa các dân tộc trong cả nước. Đây cũng là cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết, đồng lòng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, vượt qua khó khăn, thử thách.

Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là những sự kiện lớn của dân tộc, có ý nghĩa đặc biệt nhằm giữ gìn, tôn vinh, ghi nhận và phát huy những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc: “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” trong giáo dục và tinh thần “Lá lành đùm lá rách” trong đoàn kết dân tộc, lan tỏa sâu rộng trong Học viện và cộng đồng xã hội.

Với lòng tự hào nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống tôn sư trọng đạo, trong suốt thời gian qua, các thế hệ thầy và trò Học viện luôn phát huy truyền thống, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Học viện hiện có 670 người, gồm: 04 giáo sư, 51 phó giáo sư, 240 tiến sĩ, 351 thạc sĩ, 05 nhà giáo Nhân dân, 17 nhà giáo ưu tú); trong đó có 11 cán bộ, viên chức là người DTTS. Đây là lực lượng nòng cốt tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của Học viện.

Mỗi năm, quý thầy cô giáo, viên chức, người lao động của Học viện có khoảng 300 bài báo Khoa học đăng trên các Tạp chí chuyên ngành trong nước và thế giới, trong đó có khoảng 50 bài công bố trên các Tạp chí Quốc tế có chỉ số cao (ISI, Scopus)....

PGS,TS. NGƯT. Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính đọc diễn văn ôn lại 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam gắn với chặng đường trên 60 năm xây dựng và phát triển của Học viện
PGS,TS. NGƯT. Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính đọc diễn văn ôn lại 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam gắn với chặng đường trên 60 năm xây dựng và phát triển của Học viện

Hiện nay, Học viện đang triển khai dự án Chuyển đổi số hướng tới mô hình học viện thông minh, để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai chuyển đổi số trong lĩnh kinh tế, tài chính, toán.

Học viện tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo và Nghiên cứu khoa học với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.

Học viện là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý và tiếng Anh tài chính kế toán với giá trị cốt lõi “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại”;

Với triết lý giáo dục “Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi”, Học viện luôn nỗ lực hướng tới sự xuất sắc trong giáo dục, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.

Phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQVN đề nghị PGS,TS. Nguyễn Đào Tùng cùng với tập thể lãnh đạo Học viện tiếp tục xây dựng và gìn giữ khối đoàn kết, thống nhất, để từ đó thực hiện thành công chiến lược phát triển của Học viện trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước, của xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, đổi mới cơ cấu quản trị của Học viện để nâng cao quản lý, đào tạo và các hoạt động chuyên môn và đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản trị, quản lý nhà trường trong công tác dạy và học.

Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò tiên quyết, then chốt trong phát triển Học viện, vì vậy PGS, TS. Nguyễn Đào Tùng và tập thể lãnh đạo Học viện quan tâm hơn tới chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức, người lao động; có những chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên để có thể thu hút được nhiều giảng viên giỏi, tâm huyết, cống hiến cho sự phát triển của Học viện. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất của Học viện để mở rộng không gian phát triển của Học viện, đáp ứng Chiến lược phát triển của Học viện. Cần tranh thủ mọi nguồn lực quan tâm, đầu tư, củng cố cơ sở vật chất, để đảm bảo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu của ngành, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.