Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Hội chợ quốc tế và Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu

PV - 09:52, 18/04/2019

Ngày 17/4, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Hội chợ quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ quốc tế Hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng Việt Nam (Lifestyle Vietnam).

Cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Chuỗi hoạt động này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam tổ chức. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đến dự.

Hội chợ quốc tế OCOP và Lifestyle Vietnam 2019 mở cửa từ ngày 17 đến hết ngày 20/4 với hơn 700 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài các doanh nghiệp của Việt Nam, còn có sự tham gia của doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Kenya, Senegal, Afghanistan, Madagascar, Botswana, Australia, Nepal và Nga.

Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm quan gian hàng OCOP tại Hội chợ.

Năm 2018, doanh thu xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt trên 2 tỷ USD đem lại thu nhập và việc làm cho gần 1,5 triệu lao động ở vùng nông thôn. Với OCOP, các sản phẩm của làng quê sẽ đa dạng, phong phú hơn, đặc biệt ở lĩnh vực thực phẩm được đầu tư, kiểm soát về quy trình, chất lượng và mẫu mã sẽ mở ra thêm cơ hội tiêu thụ ở trong và ngoài nước cho các sản phẩm này.

Khách hàng thăm quan các gian hàng Khách hàng thăm quan các gian hàng OCOP tại Hội chợ.

Theo Ban Tổ chức, đã có 1.600 khách hàng quốc tế với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tìm hiểu và nhập khẩu các sản phảm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

*Cùng ngày 17/4, Diễn đàn quốc tế kết nối mạng lưới toàn cầu mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tổ chức theo sáng kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, khởi đầu từ Nhật Bản cách đây 40 năm (1979) Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã trở thành một phong trào lan rộng ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi và cả châu Âu với nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi nước (OCOP, OVOP, OTOP…).

Tại Việt Nam, OCOP được tiếp nhận và triển khai từ năm 2006 với việc các địa phương thực hiện Đề án Mỗi làng một nghề và bắt đầu triển khai mạnh mẽ từ năm 2013 trở lại đây, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.

Đến cuối năm 2017, vùng nông thôn cả nước đã có 6.010 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất, tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa nếu được chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách bài bản, thống nhất và đồng bộ.

H.THANH - N.HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.