Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hỏi-đáp pháp luật

PV - 20:43, 10/04/2018

Tôi là người dân tộc thiểu số, ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, giấy khai sinh của tôi do UBND xã cấp ghi là dân tộc Pa Ko. Nay tôi đến Công an huyện Hướng Hóa để xin cấp thẻ căn cước công dân thì Công an huyện từ chối, nói là dân tộc Pa Ko không có trong danh mục các dân tộc Việt Nam.

Nếu tôi muốn cấp thẻ căn cước công dân thì tôi phải ghi thành phần dân tộc là Ta-ôi. Tôi không đồng ý việc ghi dân tộc của tôi là Ta-ôi, xin hỏi, tôi muốn ghi đúng thành phần dân tộc theo giấy khai sinh thì phải làm thế nào?

Đáp:

Theo Danh mục các dân tộc Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục thống kê), dân tộc Ta-ôi còn có một số tên gọi khác là: Tôi-ôi, Pa Co, Pa-hi (Ba-hi).

Trước đây, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an hướng dẫn cách ghi tên thành phần dân tộc là: ghi tên dân tộc trước, sau đóng mở ngoặc ghi tên nhóm nhỏ hoặc tên gọi khác (Công văn số 826/C72-P3 ngày 12/7/2016); Ủy ban Dân tộc cũng đồng thuận cách ghi này, ví dụ: Căn cước công dân ghi dân tộc Sán chay (Cao Lan).

Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện, cách ghi này trong thực tiễn còn phát sinh một số vướng mắc. Để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của công dân, ngày 16 tháng 01 năm 2018, Ủy ban Dân tộc có Công văn số 40/UBDT-DTTS thống nhất với Bộ Công an hướng dẫn ghi mục dân tộc như sau: “... ghi tên nhóm nhỏ hoặc tên gọi khác trước, sau đóng mở ngoặc ghi tên chính thức của dân tộc ví dụ: Pa Ko (Ta-ôi) ở một số địa bàn còn có vướng mắc về tên gọi dân tộc, nếu sau một thời gian không còn phản ứng phát sinh thì hướng dẫn triển khai trên toàn quốc...”.

Trường hợp bạn hỏi, bạn cần ghi trong Tờ khai mục dân tộc như sau: Pa Ko (Ta-ôi) để được cấp Căn cước công dân theo đúng dân tộc của mình.

Phan Thủy (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế-UBDT)

Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.