Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu chung tay phòng, chống Covid -19

Thạch Đờ Ni-Ngân Nhi - 18:54, 09/09/2021

Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 10% dân số toàn tỉnh (hơn 90.000 người). Thời gian qua, đồng bào Khmer và sư sãi đã chung tay cùng các cấp chính quyền phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Ông Nguyễn Bình Tân, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lợi (bên phải) đến thăm, động viên sư sãi chùa Cù Lao, xã Hưng Hội tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19
Ông Nguyễn Bình Tân, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lợi (bên phải) đến thăm, động viên sư sãi chùa Cù Lao, xã Hưng Hội tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư và diễn biến phức tạp, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Trụ trì và Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh tạm dừng tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với quy mô tập trung đông người, Phật tử chấp hành nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Sự chung tay của các chùa Khmer trong tỉnh đã và đang góp phần cùng với các cấp, các ngành và Nhân dân tỉnh Bạc Liêu tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Đến thời điểm này, công tác kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh nói chung, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống nói riêng đạt nhiều kết quả phấn khởi. Trong đó, các chùa Khmer dưới sự dẫn dắt của Hội ĐKSSYN tỉnh đã có những đóng góp thiết thực cho cuộc chiến này, góp phần xây dựng mỗi ngôi chùa là một “pháo đài vững chắc”, mỗi Phật tử là một “chiến sĩ” phòng, chống dịch…

Hội ĐKSSYN tỉnh còn tham gia trực tiếp vào việc ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch và cùng chung tay hỗ trợ cho đồng bào, Phật tử gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Theo thống kê ban đầu từ Văn phòng Hội ĐKSSYN tỉnh, đến thời điểm này, Hội đã đóng góp 20 triệu đồng cho quỹ vắc xin phòng, chống Covid -19.

Ngoài ra, Hội còn vận động các chùa Khmer trong tỉnh tích cực tham gia vào việc hỗ trợ đồng bào Khmer gặp khó khăn mắc kẹt ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An ...

Các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh tạm dừng tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. (Trong ảnh: Chùa cổ Xiêm Cán ở xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu không bóng người trong mùa dịch)
Các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tạm dừng tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. (Trong ảnh: Chùa cổ Xiêm Cán ở xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu trong mùa dịch)

Chùa Buppha Ram, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi hỗ trợ cho công nhân làm việc tại Bình Dương 13 triệu đồng; hỗ trợ cho Phật tử già neo đơn, bệnh tật trong bổn tự 210 suất quà, mỗi suất 200 ngàn đồng, tổng trị giá 42 triệu đồng; hỗ trợ Quỹ phòng chống dịch Covid-19, thức ăn cho người trong khu cách ly và hỗ trợ các chiến sĩ trực chốt kiểm soát trên địa bàn gần 13 triệu đồng;.

Chùa Kos Thum, xã Ninh Thanh Lợi, huyện Hồng Dân vận động hỗ trợ 100 triệu đồng cùng với nhu yếu phẩm như gạo và khô hỗ trợ cho công dân tỉnh Long An, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chùa Xiên Cám vận động và hỗ trợ cho đồng bào Phật tử nghèo trong bổn tự 1.000 suất quà, mỗi suất 180 ngàn đồng, tổng trị giá 180 triệu đồng. Còn nhiều ngôi chùa nữa trên địa bàn tỉnh cũng cố gắng đóng góp một phần hỗ trợ Phật tử trong bổn tự của mình vượt qua khó khăn, giảm bớt gánh nặng cho chính quyền cơ sở.

Với tinh thần nhường cơm sẻ áo, giúp người trong lúc hoạn nạn, Hội ĐKSSYN tỉnh Bạc Liêu nói chung và các chùa Khmer trong tỉnh nói riêng, đặc biệt là các vị trụ trì đã có những hoạt động đóng góp thiết thực và hiệu quả cho cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.