Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hội thảo khoa học Phát triển kinh tế hợp tác xã vùng Tây Nguyên

Ngọc Chí - 18:45, 01/12/2023

Sáng ngày 1/12, tại Tp. Kon Tum, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên và UBND tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Phát triển Kinh tế hợp tác xã vùng Tây Nguyên hiện nay: Rào cản và giải pháp”.


Ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội thảo
Ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội thảo

Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, khu vực kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân được nâng lên. Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Vai trò của hợp tác xã không chỉ thể hiện trong lĩnh vực phát triển kinh tế mà còn góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Nghị quyết số 20, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới” cũng đã xác định kinh tế hợp tác xã – nòng cốt khu vực kinh tế tập thể vẫn chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đề ra. Sự phát triển kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội đặt ra những bài toán mới về mặt lý luận chính trị cũng như những bài toán cụ thể khi tháo gỡ cản lực cho thành phần kinh tế năng động này phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn quốc.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum. Được coi là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương”. Là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước trong việc phát triển kinh tế -xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; vùng đất giàu tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, giữ vai trò tâm điểm của kết nối Đông - Tây. Sự hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác xã trong thời gian qua đã chứng minh được vai trò của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan nên kinh tế hợp tác xã đang đứng trước nhiều thách thức và rào cản.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, thành viên hợp tác xã đã có những tham luận chia sẻ về những khó khăn và kỳ vọng của hợp tác xã đối với các cấp chính quyền 05 tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, nêu lên những quan điểm, giải pháp về cơ chế, thể chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo môi trường thuận lợi cho thành phần kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội do bối cảnh phát triển mới đem lại để cùng thúc đẩy sự phát triển của vùng Tây Nguyên. 

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.