Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS Tp. Kon Tum lần thứ II

Ngọc Chí - 13:50, 05/10/2024

Tối 4/10, UBND Tp. Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.

Ban Tổ chức tặng hoa và Cờ lưu niệm cho 17 đội tham gia Hội thi
Ban Tổ chức tặng hoa và Cờ lưu niệm cho 17 đội tham gia Hội thi

Tham gia Hội thi có 17 đội cồng chiêng, xoang đến từ các xã, phường trên địa bàn Tp. Kon Tum. Trong 2 ngày (4 - 5/10) các đội tham gia Hội thi sẽ trình diễn các tiết mục: Diễn tấu các bài cồng chiêng, xoang truyền thống; trình diễn nhạc cụ, làn điệu dân ca truyền thống; tái hiện trích đoạn nghi lễ, lễ hội truyền thống tiêu biểu. Ngoài ra, các nghệ nhân còn tham gia trình diễn kỹ thuật, kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng.

Đội nghệ nhân phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum tái hiện lại Lễ cưới hỏi truyền thống của người Ba Na
Đội nghệ nhân phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum tái hiện lại Lễ cưới hỏi truyền thống của người Ba Na

Ông Phan Ngọc Định - Phó Chủ tịch UBND Tp. Kon Tum cho biết: Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS Tp. Kon Tum là sự kiện văn hóa quan trọng, nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thông qua Hội thi, các dân tộc trên địa bàn thành phố được giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau.

Đây cũng chính là dịp để quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên và tiềm năng, thế mạnh du lịch của Tp. Kon Tum đến với bạn bè, du khách, mở rộng cơ hội mời gọi đầu tư, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, liên kết phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương.

Các đội trình diễn bài hát dân ca truyền thống của người Ba Na
Các đội trình diễn bài hát dân ca truyền thống của người Ba Na

Văn hóa cồng chiêng, xoang được các thế hệ đồng bào DTTS ở Tây Nguyên nói chung và Tp. Kon Tum nói riêng lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người biết đánh cồng chiêng không nhiều như trước, đa số nghệ nhân tuổi đã cao, vì vậy việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng là hết sức cần thiết.

Trình diễn nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS
Trình diễn nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS

Thông qua Hội thi nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng, xoang; góp phần phát triển bền vững văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn Tp. Kon Tum. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng, xoang.

Tin cùng chuyên mục
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.