Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Hơn 411 triệu người trên thế giới đã bình phục sau khi mắc COVID-19

PV - 10:15, 24/03/2022

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 24/3 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.624.150 ca nhiễm, 4.169 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 475.781.602 ca, trong đó 6.126.680 ca tử vong và 411.068.882 ca đã được chữa khỏi.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Hàn Quốc (Ảnh: AP)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Hàn Quốc (Ảnh: AP)

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (172.881.576 ca), tiếp theo là châu Á (134.369.124 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (96.181.669 ca) và Nam Mỹ (55.812.380 ca). Châu Phi (11.676.603 ca) và châu Đại Dương (4.859.529 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tại châu Á, Hàn Quốc ghi nhận thêm 490.707 ca mắc COVID-19 trong ngày 23/3, đưa tổng số ca mắc lên 10.427.247 ca. Đây cũng là ngày có số ca mắc mới cao thứ hai so với mức cao kỷ lục 621.221 ca ghi nhận vào ngày 17/3 vừa qua. Hiện trung bình ở Hàn Quốc cứ 5 người thì có 1 người mắc COVID-19. Số người tử vong do mắc COVID-19 tại Hàn Quốc cũng tăng 291 trường hợp so với ngày trước đó, đưa tổng số người không qua khỏi lên 13.432. Số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng hằng ngày vẫn duy trì trên ngưỡng 1.000 người trong 2 tuần liên tiếp.

Tại Lào, sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến số ca mắc COVID-19 tại nước này trong những ngày gần đây gia tăng nhanh chóng. Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận tới 2.625 ca mắc mới COVID-19. Đây là mức cao nhất mà Lào từng ghi nhận kể từ đầu dịch, theo đó nâng tổng số ca mắc lên 159.047 ca, trong đó có 652 ca tử vong.

Tại châu Âu, Đức ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 ở mức cao nhất với 301.544 ca, tiếp đến là Pháp (145.560 ca), Italy (76.260 ca), … Trong đó, làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện đang bùng phát mạnh ở Đức và nhiều chính trị gia Đức đã mắc bệnh, trong đó mới đây nhất là Tổng thống liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân Elke Büdenbender.

Pháp cũng liên tục ghi nhận số ca mắc cao trong những ngày qua. Đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 24.342.116 ca mắc COVID-19 trong bối cảnh nước này đã mở cửa trở lại trường học sau 2 tuần nghỉ lễ. Số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày cũng tăng tới gần 99.000 ca - ngưỡng được ghi nhận từ cuối tháng 12/2021 đến giữa tháng 2/2022 - do biến thể Omicron lây lan nhanh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho rằng xu hướng này sẽ đảo ngược vào cuối tháng này.

Tại châu Mỹ, dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy số ca mắc mới COVID-19 ở nước này nhìn chung đang trên đà giảm từ mức đỉnh hồi tháng 1 vừa qua. Hiện tại cứ 3 ca mắc mới tại Mỹ có 1 ca do biến thể "Omicron tàng hình" gây ra. Người phát ngôn của Chính phủ Mỹ Jen Psaki cũng thông báo có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và do vậy không thể tháp tùng Tổng thống Joe Biden đi châu Âu từ ngày 23-25/3 như kế hoạch ban đầu. Đây là lần thứ hai bà Psaki mắc COVID-19 sau lần mắc đầu tiên vào tháng 10/2021. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 25.980 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca lên 81.483.746 ca.

Tại châu Đại Dương, người dân Australia có thể chuẩn bị tiêm mũi vaccine thứ 4 trong bối cảnh biến thể phụ của Omicron đang làm tăng nhanh số ca nhiễm mới trong những ngày gần đây và việc bỏ các quy định cách ly đối với gia đình có người nhiễm có thể khiến dịch bùng phát trong thời gian tới. Trong bối cảnh Australia đang dần chuyển sang chiến lược sống chung với COVID-19 và nỗ lực hồi sinh ngành du lịch, chính phủ đã quyết định bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh đối với du khách quốc tế./.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.