Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hồng Dân (Bạc Liêu): Nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ DTTS đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

N. Tâm - K. Chi - 16:36, 28/09/2024

Trước yêu cầu đổi mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong vùng đồng bào DTTS, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu xác định, đội ngũ cán bộ là then chốt, trong đó vai trò đội ngũ cán bộ là người DTTS có ý nghĩa quan trọng. Theo đó, nhiều năm nay, huyện Hồng Dân đã nỗ lực trong công tác giáo dục- đạo tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm nền tảng phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.

Huyện Hồng Dân luôn quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có điều kiện tốt nhất đến trường ( trong ảnh: ông Trần Hoàng Duyên, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu trao học bổng cho các em học sinh vượt khó trên địa bàn huyện)
Huyện Hồng Dân luôn quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có điều kiện tốt nhất đến trường (Trong ảnh: Ông Trần Hoàng Duyên, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu trao học bổng cho các em học sinh vượt khó trên địa bàn huyện)

Dân trí, nhân lực là nền tảng

Hồng Dân là một huyện vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Bạc Liêu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh. Trên địa bàn huyện hiện có 3 dân tộc là Kinh, Hoa, Khmer sinh sống.

Theo số liệu thống kê đầu năm 2024, Hồng Dân có 3.805 hộ DTTS, với 16.155 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 14,19%. Trong đó, hộ nghèo DTTS có 216 hộ, chiếm 23,32% số hộ nghèo toàn huyện, hộ cận nghèo DTTS là 168 hộ, chiếm 24,17 số hộ cận nghèo toàn huyện.

Thời gian qua, từ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Hồng Dân đã triển khai nhiều chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao dân trí.

Theo ông Nguyễn Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện, toàn huyện có 35/38 trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 100%, và các cấp tiểu học, THCS đều có tỷ lệ trường chuẩn cao.

Đặc biệt, huyện đã chú trọng giảng dạy song ngữ và bảo tồn tiếng Khmer cho con em dân tộc Khmer. Trong năm học 2023-2024, huyện mở được 4 lớp dạy tiếng Khmer với 115 học sinh tham gia. Trong dịp hè hằng năm có từ 10 đến 12 lớp dạy chữ Khmer được mở tại các điểm chùa Khmer Nam Tông, với hơn 200 em tham gia học. Các lớp học này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa dân tộc, mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em DTTS phát triển toàn diện, từ ngôn ngữ đến kiến thức xã hội.

Ngoài ra, huyện Hồng Dân cũng tổ chức nhiều chương trình giáo dục, đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS. Thực hiện tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động vùng DTTS, trong năm 2022 - 2023 huyện đã mở 10 lớp dạy nghề cho 302 lao động. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ lao động tại chỗ, giúp người dân tiếp cận các cơ hội việc làm mới và ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ DTTS cũng luôn được huyện Hồng Dân quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ. Hiện tại, huyện có 278 đảng viên là người DTTS, trong đó có 270 đảng viên là dân tộc Khmer, 08 đảng viên là dân tộc Hoa.

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS đã được triển khai bài bản. Cán bộ DTTS chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu hành chính huyện, nhiều cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.

Nhờ những chính sách đúng đắn, đến nay, hệ thống giáo dục của huyện đã đạt những thành tựu lớn, tỷ lệ trẻ em DTTS được đến trường đạt gần như 100%, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, sự tăng cường của đội ngũ cán bộ người DTTS, cũng là minh chứng cho sự phát triển toàn diện về nhân lực của huyện Hồng Dân, đáp ứng tốt yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.

Để chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tổ chức trao quà đến hộ gia đình DTTS kho khăn và các em học sinh vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện Hồng Dân
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao quà đến hộ gia đình DTTS khó khăn và các em học sinh vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện Hồng Dân

Nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong giai đoạn 2024 - 2029, huyện Hồng Dân phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS toàn diện, nhanh và bền vững, nâng thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS tăng 10%/năm; đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS dưới 1%, từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS.

Huyện cũng đặt mục tiêu tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, trí lực vùng DTTS, phấn đấu đạt 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Đồng thời, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS, 100% cán bộ, công chức cấp xã vùng đồng bào DTTS được đào tạo, trong đó có hơn 90% có trình độ đại học trở lên.

Để hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên, lãnh đạo huyện xác định các giải pháp cơ bản bao gồm: nâng cao nhận thức về công tác dân tộc; đảm bảo nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính và chủ động huy động các nguồn lực khác.

Bên cạnh đó là rà soát, hoàn thiện các chính sách dành cho đồng bào DTTS trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại hội nhập; kiện toàn, nâng cao hiệu quả cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc; đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hóa vùng DTTS và đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ông Nguyễn Văn Chung, Bí thư Huyện uỷ khẳng định, xác định phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện uỷ Hồng Dân đã và đang tích cực chỉ đạo thực hiện tốt công tác này. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 12 của Tỉnh ủy về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Song song đó, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt từ cấp huyện đến cơ sở có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, tính năng động, sáng tạo, sự gương mẫu và tinh thần trách nhiệm, tận tụy trong công việc.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ đúng năng lực, sở trường. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức, ổn định nhân sự, các phòng, ban, ngành thành phố và phường, xã theo vị trí việc làm, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu…

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.