Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khuyến nông với đồng bào DTTS

Hướng dẫn cách nuôi chim cút đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Như Ý - 14:10, 18/11/2023

Chim cút là gia cầm được nhiều bà con lựa chọn để chăn nuôi trong thời gian gần đây. Do chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật nên nuôi chim cút ít gặp rủi ro hơn so với nuôi các loại gia cầm khác. Tuy nhiên bà con cần nắm được kỹ thuật cơ bản và chịu khó quan sát theo dõi bệnh hàng ngày để sớm có biện pháp xử lý.

Chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật nên nuôi chim cút ít gặp rủi ro hơn so với nuôi các loại gia cầm khác
Chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật nên nuôi chim cút ít gặp rủi ro hơn so với nuôi các loại gia cầm khác

Chọn giống

Những con giống tốt là những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn – thân hình cân đối, không có dị tật. Thông thường, bà con nên lựa chọn khi con được khoảng 26 đến 30 ngày tuổi.

Chọn chim cút mái nên chọn những con có xương chậu rộng, cổ nhỏ, lông mượt. Phần hậu môn nở nang, đỏ hồng. Trọng lượng trên 100g.

Chọn chim cút trống: thông thường chim cút trống có kích thước nhỏ hơn chim mái. Chọn những con trống cổ dài, mỏ ngắn, da nhẵn, đầu nhỏ và lông mượt.

Sau khi chọn được những con chim cút tốt để làm giống, bà con tách những con cùng đàn ra nuôi riêng để tránh tình trạng đồng huyết.

(Tổng hợp) Hướng dẫn cách nuôi chim cút đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao 1

Chuẩn bị chuồng nuôi

Mỗi chuồng nuôi cần đảm bảo kích thước 1×0,5×0,2m và thả nuôi với mật độ 20 -25 con/chuồng, khoảng 60 con/mét vuông. Nên làm chuồng nuôi chim cút bằng các vật liệu như: gỗ, tre, thép để dễ dàng di chuyển và vệ sinh thường xuyên. Lưới ngăn (bao xung quanh) sử dụng lưới ô vuông có mắt lỗ 1x1cm.

Nóc lồng nuôi cút cần làm bằng chất liệu mềm, tránh làm bể đầu chim do cút hay nhảy dựng lên. Thiết kế đáy lồng có độ dốc từ 2 – 3% để trứng có thể tự lăn ra khi cút đẻ. Đáy chuồng làm bằng mắt lưới ô vuông có kích thước từ 1 – 1,5cmm, đảm bảo cho chim cút di chuyển dễ dàng, thoải mái mà vẫn đủ để phân lọt và rơi xuống khay hứng bên dưới.

Nếu nuôi với số lượng lớn có thể chồng các lồng nuôi lên nhau để tiết kiệm diện tích, đảm bảo các lồng cách nhau 10 -12cm để có thể đặt vỉ hứng phân ở phía dưới, tránh làm rơi phân lên người con chim ở lồng phía dưới.

Nếu nuôi trên nền chuồng cần quây lại với lưới quây cao từ 0,4m và có đường kính mỗi ô từ 1- 1,5m, phía trên lắp thêm đèn và chụp sưởi. Máng ăn, máng uống nuôi chim chim cút có thể tận dụng các vật dụng chứa nước làm bằng nhôm, nhựa và treo xung quanh chuồng. Đối với chuồng úm cút con có thể treo máng thấp hơn một chút để vừa tầm với.

(Tổng hợp) Hướng dẫn cách nuôi chim cút đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao 2

Kĩ thuật nuôi chim cút

Chim cút con sau khi nở 1-25 ngày phải cho vào lồng úm ngay. Bà con có thể úm lồng hoặc úm nền. Phải làm nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm để tránh chim cút con bị lạnh.

Nhiệt độ úm chuẩn: Tuần thứ nhất 34-35 độ C. Sau đó bà con giảm dần mỗi tuần 3 độ C. Đến tuần thứ 4 thì bà con không phải úm chim cút nữa.

Thoáng khí ấm áp nhưng phải thông thoáng, không quá kín, quá bí.

Mật độ úm chim cút : Tuần 1: 200-250 chim cút/m2, tuần 2: 150-200 chim cút/m2, tuần 3: 100-150 chim cút/m2; tuần 4: 50-100 chim cút/m2.

Nuôi chim cút thường sử dụng cám viên làm thức ăn chủ yếu. Ngoài ra, bà con có thể trộn thêm các loại ngũ cốc khác vào thức ăn như: tấm, cám gạo, các loại đậu, kê, cao lương… bổ sung thêm mồi tươi như: trùn quế, dế, ấu trùng ruồi lính đen và một số thức ăn thô xanh như các loại rau.

Cho ăn các dạng thức ăn khác nhau theo từng độ tuổi của chim cút:

Chim cút dưới 10 ngày tuổi: nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp

Chim cút từ 10 -20 ngày tuổi: trộn tấm và cám theo tỉ lệ 1:1

(Tổng hợp) Hướng dẫn cách nuôi chim cút đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao 3

Chim cút trên 20 ngày tuổi: có thể bổ sung thêm mồi tươi và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày. Lưu ý: nên sử dụng máy băm nghiền đa năng để băm nhỏ các dạng thức ăn có kích thước lớn để phù hợp với khoang miệng cút và tiết kiệm thức ăn.

Nên cho cút ăn từ 3 – 4 lần/ngày, cho từng ít một, ăn hết lại cho và không nên cho ăn quá nhiều khiến chim béo, làm giảm chất lượng thịt. Nên tăng làm lượng tinh bột và giảm lượng đạm nếu muốn vỗ béo chim cút. Tỷ lệ thức ăn nên cân bằng ở mức: 4 bắp – 1 lúa – 1 cám. Đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và rau xanh.

Mỗi ngày một chim cút uống khoảng 50-100ml nước. Bà con phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho chim cút uống tự do cả ngày.

Sau khi được 25 đến 27 ngày tuổi, bà con phân loại chọn những con có khả năng sinh sản tốt thì để lại làm giống. Còn lại chuyển sang chế độ nuôi lấy thịt.

Những con nuôi theo chế độ lấy thịt được cho vào lồng riêng, cho ăn cả ngày lẫn đêm với chế độ thoải mái thức ăn nhất có thể để vỗ béo.

Mật độ nuôi cho mỗi mét vuông là tầm 60 con, nuôi được 45 ngày tuổi thì có thể xuất chuồng.

Trong thời gian này, vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho đàn. Với thức ăn chính, bố trí thức ăn theo tỉ lệ 4 bắp : 1 cám : 1 lúa.

(Tổng hợp) Hướng dẫn cách nuôi chim cút đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế cao 4

Phòng bệnh cho chim cút

Chim cút có một số bệnh giống các loài gia cầm khác như bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa…do đó, cần tiêm phòng, ngừa bệnh trên đàn cút, cần mua chim giống tại các cơ sở có uy tín và phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đều đặn. Trong trường hợp người nuôi phát hiện những cá thể cút có biểu hiện lạ, bất thường cần lập tức nuôi cách ly, theo dõi để tránh lây lan ra cả đàn.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên là cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cút, tăng cường cơ chế đẩy lùi dịch bệnh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất, hạn chế thuốc kháng sinh. Người nuôi nên vệ sinh chuồng trại chu kỳ 1 tuần 1 lần trên phạm vi toàn chuồng nuôi. Đồng thời, cần phát quang bụi rậm, sát trùng tiêu độc để tránh lây hại đến cút. Ổ đẻ của cút cũng cần được vệ sinh, lau chùi thường xuyên,…

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.