Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hướng dẫn thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

Minh Nhật - 16:02, 18/07/2024

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, từ hôm nay (18/7), thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh của Bộ.

Thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7 đến 30/7
Thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7 đến 30/7

Thí sinh có 13 ngày (từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7) để đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.

Để đăng ký, thí sinh truy cập vào website: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/.

Sau đó, thí sinh tiến hành đăng nhập bằng cách nhập Số CMND/CCCD/Mã định danh. Mật khẩu để đăng nhập hệ thống là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi, trường hợp đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp thì dùng mật khẩu đã thay đổi.

Những học sinh đã trúng tuyển sớm vào các trường bằng phương thức như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, xét tuyển kết hợp... vẫn chưa phải kết quả trúng tuyển chính thức.

Thí sinh sau khi đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm cần phải đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ và nộp lệ phí xét tuyển tương ứng với số nguyện vọng đã đăng ký mới được công nhận chính thức.

Trong trường hợp các nguyện vọng trúng tuyển sớm không phải ngành thích nhất, thí sinh có thể xếp sau. Khi đó, thí sinh đăng ký các nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT lên trên. Sau khi xét tuyển, nếu các ngành thí sinh thích không trúng tuyển thì hệ thống tiếp tục đến ngành các em đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm.

Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.