Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thanh Hóa xếp thứ nhất cả nước về số điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024

Quỳnh Trâm - 16:23, 17/07/2024

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin về kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, trong đó Thanh Hóa là địa phương có số điểm 10 cao nhất cả nước.

Theo đó, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, tỉnh Thanh Hóa có 914 điểm 10. Xếp thứ hai là Hà Nội (863 điểm 10). Xếp thứ 3 trong Top 10 là Bắc Ninh với 445 điểm 10. Các địa phương tiếp theo gồm có: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Phú Thọ, Bình Dương, Hà Tĩnh, Thái Nguyên.

Kỳ thi THPT 2024 Thanh Hóa có hơn 900 điểm 10, xếp thứ nhất cả nước
Kỳ thi THPT 2024 Thanh Hóa có hơn 900 điểm 10, xếp thứ nhất cả nước

Theo thống kê, điểm thi trung bình của tỉnh Thanh Hóa là 6,82, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố. Với số điểm này, tỉnh Thanh Hóa tăng 3 bậc so với năm trước (năm 2023 đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố với số điểm trung bình 6,47).

Được biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 39.000 thí sinh đăng ký dự thi; có gần 1.500 thí sinh tự do. Thí sinh đăng ký bài thi KHTN là 9.508; KHXH 28.174.

So với năm 2023, Thanh Hóa tăng 3 điểm thi, tăng 2.289 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 99 phòng thi. Để đảm bảo Kỳ thi diễn ra an toàn, tỉnh Thanh Hóa huy động khoảng 7.000 người. Trong đó, có các trưởng điểm thi, phó trưởng điểm thi, thư ký điểm thi, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, lực lượng Công an, Qquân sự, cán bộ y tế, bảo vệ và lực lượng phục vụ cho Kỳ thi.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.