Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Học sinh vượt sông sâu “tìm chữ” trong mùa lũ!

Thiên An - 10:05, 14/10/2020

Hằng năm, cứ vào mùa mưa bão là người dân ở thôn Tân Nhiên, xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) lại lo lắng, hoang mang khi đưa con em đến trường qua một cái cầu bị ngập, nước chảy xiết. Mặc dù, chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị bằng văn bản gửi cơ quan cấp trên về việc sửa chữa, xây cầu; nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Đây là con đường duy nhất để con em ở thôn Tân Nhiên đến trường
Đây là con đường duy nhất để con em ở thôn Tân Nhiên đến trường

Thời đi học của mỗi người đều gắn liền với con đường đến trường. Những con đường có lá me bay, hoa phượng đỏ hay bằng lăng tím có trong thơ ca và chỉ có thể là con đường đến trường của học sinh nơi phố thị. Với học sinh vùng sâu, vùng xa, con đường đến trường của nhiều em học sinh còn gập ghềnh và chông gai, theo đúng nghĩa đen là phải trèo đèo, lội suối và đôi khi còn phải vượt lũ để tìm con chữ trong hiểm nguy.

“Chỉ mong chính quyền, Nhà nước làm cho người dân chúng tôi một cây cầu treo để học sinh đến trường hằng ngày được an toàn, để phụ huynh chúng tôi yên tâm lao động sản xuất”, đó là mong muốn của người dân thôn Tân Nhiên, xã Nhật Tiến.

Theo người dân cho biết, nơi này đã có một cây cầu được xây dựng từ lâu, chân cầu lại rất thấp nên thường bị ngập vào các tháng mùa mưa. Vào những ngày mưa lũ, nước sông dâng cao, chảy xiết, người dân phải mất chi phí đi xuồng dịch vụ để đưa đón con đi học.

Theo anh Quang Linh, thôn Tân Nhiên, đây là con đường duy nhất để con em ở thôn Tân Nhiên đến trường học chữ.  Những ngày lũ về, nguy hiểm luôn rình rập, đã có nhiều trường hợp bị ngã xuống nước khi đi qua cầu. Chúng tôi rất lo cho con em mình mỗi khi đến lớp vào ngày mưa lũ.

Ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch UBND xã Nhật Tiến cho biết, chỉ những tháng mùa mưa lũ, tình trạng ngập cầu này mới xảy ra. Mỗi tháng khoảng vài lần cầu bị ngập. Tùy theo điều kiện thời tiết, lượng nước đổ về, lâu thì hơn 1 tuần, ngắn thì 2 - 3 ngày nước mới rút. Vào những ngày mưa, người dân của thôn Tân Nhiên lại phải thuê xuồng dịch vụ vượt sông, đưa con em đến trường, người lớn có việc cũng phải đi xuồng qua sông.

“Chính quyền xã cũng đã nhiều lần có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan cấp trên về việc sửa chữa, xây cầu. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn kinh phí nên đến nay vẫn chưa thể giải quyết được”, ông Hưng cho biết.

Và trong khi chờ đợi cơ quan cấp trên phê duyệt việc sửa chữa, xây cầu mới thì các em học sinh và người dân thôn Tân Nhiên vẫn phải vượt sông trong nguy hiểm để tìm chữ và kiếm kế sinh nhai.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.