Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Huyện Thọ Xuân phấn đấu có thêm 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong năm 2023

PV - 13:55, 18/01/2023

Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, thời gian qua huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có nhiều cách làm nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, phấn đấu có thêm 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong năm 2023.

Huyện Thọ Xuân hiện có 21 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó 1 sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm 3 sao
Huyện Thọ Xuân hiện có 21 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó 1 sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm 3 sao

Theo đó, hàng năm huyện kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) nhằm phát huy tốt vai trò trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các sản phẩm mang thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về nội dung chương trình, thông qua đó giúp cho các tầng lớp Nhân dân, các chủ thể có nhu cầu tham gia chương trình hiểu về OCOP, lợi ích cũng như điều kiện cần thiết khi tham gia chương trình.

Huyện cũng đã phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới của tỉnh, tổ chức tập huấn cho các chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn, tham gia các buổi tham quan học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh như Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Tĩnh… để phát triển ý tưởng, xây dựng sản phẩm.

Nón lá Ngọc Thơm, xã Thọ Lộc được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận sản phẩm OCOP chất lượng 3 sao
Nón lá Ngọc Thơm, xã Thọ Lộc được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận sản phẩm OCOP chất lượng 3 sao

Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ đã và đang được triển khai đã góp phần thúc đẩy, làm thay đổi nhận thức của các chủ thể trong việc phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cụ thể, đối với xây dựng sản phẩm OCOP, huyện đã xây dựng cơ chế hỗ trợ sản phẩm 3 sao 100 triệu đồng, sản phẩm 4 sao 200 triệu đồng, 5 sao 500 triệu đồng để khuyến khích các đơn vị xây dựng sản phẩm OCOP.

Bằng nhiều giải pháp thiết thực trên, đến nay, tổng số sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh trên địa bàn huyện Thọ Xuân là 21 sản phẩm, trong đó 1 sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm 3 sao.

Riêng năm 2022, Thọ Xuân có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao, gồm: Nón lá Ngọc Thơm, xã Thọ Lộc; Gạo Hoa Minh, xã Xuân Minh; Nem nướng Minh Ngọc, xã Xuân Tín; Miến gạo Huy, xã Phú Xuân; Dưa vàng TM-Farm, xã Thuận Minh;  Xúc xích Diệu Anh, xã Tây Hồ và Trứng vịt Đồng Ngâu, xã Nam Giang.

Dưa vàng TM - Farm, xã Thuận Minh được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao
Dưa vàng TM - Farm, xã Thuận Minh được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao

Hiện nay, Thọ Xuân đang tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn. Để thực hiện hiệu quả kế hoạch này, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, giúp nông dân hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng thương hiệu; hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với truy xuất nguồn gốc hàng hóa; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu về nông sản trên địa bàn huyện, phấn đấu năm 2023, trên địa bàn huyện có thêm 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.