Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Kết nghĩa nơi “phên dậu” biên giới

PV - 17:38, 01/03/2018

Huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 7 bản ở các xã giáp biên kết nghĩa với 7 cụm bản và 1 Đại đội biên phòng thuộc huyện Sốp Bâu và Viêng Xay (Lào). Việc kết nghĩa giữa các xã, bản biên giới đã góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh vùng biên của hai nước láng giềng anh em.

Nằm đối diện với cửa khẩu Tén Tằn là 3 bản biên giới nước bạn Lào, gồm Xổm Vẳng, Phon Xay và Na On có tổng 117 hộ với gần 1.000 nhân khẩu. Trước kia, sản phẩm của bà con 3 bản này làm ra không tiêu thụ được, thì nay nhờ Bộ đội Biên phòng Việt Nam tạo điều kiện thông thương cửa khẩu, hàng hóa được trao đổi, giao thương nên đời sống kinh tế, xã hội của 3 bản giáp biên đã thay da đổi thịt, không còn khổ cực như trước.

Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa biểu diễn văn nghệ trong buổi trao tặng nhà văn hóa cho nhân dân bản Bó. Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa biểu diễn văn nghệ trong buổi trao tặng nhà văn hóa cho nhân dân bản Bó.

 

Ngoài bản Tén Tằn, sau lễ kết nghĩa ngày 24/5/2014 của bản Na Hin (xã Mường Chanh, huyện Mường Lát) với bản Bó (cụm Mường Cáng, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào), hai bản coi nhau như làng trên, xóm dưới thân thiết. Từ khi kết nghĩa với các bản ghi nhớ, an ninh đường biên, mốc giới hai bên được giữ vững ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo, người dân biên giới yên tâm làm ăn, giao lưu, phát triển kinh tế.

Ông Lế Thế Thọ, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh cho biết: Hai bản có công việc vui, buồn, ma chay, hiếu hỷ đều được thông báo trên hệ thống loa phát thanh của xã để bà con hai bên dân bản cùng sang chia vui, chia buồn, động viên giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho nhau làm kinh tế, nhà nào có ruộng không làm thì cho bản bên mượn, cuối năm cân thóc chia cho nhau, tuyệt đối không để cho người thiếu ruộng, ruộng bỏ hoang.

Riêng những ngày lễ Tết, hai bên qua lại giao lưu văn hóa, chia vui cùng nhau. Ngoài ra, hai bên còn thường xuyên gặp mặt trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn phát triển kinh tế như kinh nghiệm trồng lúa nước, nuôi gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá…

Đặc biệt, những năm qua, đã có nhiều công trình trình hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau được khởi công xây dựng. Điển hình như, mới đây, UBND huyện Mường Lát đã hỗ trợ 1,4 tỷ đồng xây dựng Nhà văn hóa cụm bản Sốp Bâu, để có nơi sinh hoạt văn hóa; năm 2017 là 80 triệu đồng hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, Phòng cháy chữa cháy cho cán bộ nông lâm 2 huyện Viêng Say và Sốp Bâu; hỗ trợ mua máy xét nghiệm sinh hóa, máy vi tính và thiết bị văn phòng cho 2 huyện…

Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa cũng quan tâm hỗ trợ giúp đỡ bản Bó về cây giống, con giống phát triển kinh tế, giúp đào ao thả cá cho dân bản Bó; xây dựng 1 nhà văn hóa và 2 lớp học, với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng để bà con bản Bó có nơi sinh hoạt cộng đồng và học tập; làm 3 nhà hữu nghị ở 3 bản kết nghĩa (trị giá mỗi nhà 60 triệu đồng); xây dựng 1 nhà văn hóa cho bản Đơi, cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, trị giá 120 triệu đồng…

Nói về mối quan hệ giữa ta với bạn Lào bên kia “phên dậu”, bà con ai cũng nhận xét người bạn Lào “tốt cái bụng” như ta, hai bên đi lại thân tình, thậm chí lấy nhau về ở chung một nhà; theo ước tính 7/9 xã giáp biên của huyện Mường Lát thì có tới hàng trăm trường hợp người Việt-Lào kết hôn. Điển hình như anh Thao A Inh, là người bản Tén Tằn lấy vợ là Lương Thị Băn (Xiêng Khoảng, Lào), hai bên thông gia thường xuyên sang thăm nhà, động viên con cháu làm ăn…

Ông Lục Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Tén Tằn cho biết: Việc kết nghĩa đã gắn kết quan hệ tình cảm gắn bó tự nhiên, lâu đời giữa cư dân biên giới thông qua thăm viếng lẫn nhau, giao lưu văn hóa. Ngoài ra, việc kết nghĩa cụm bản biên giới cũng đã giúp công tác tuyên truyền giáo dục cho cư dân hai bên, nhất là lớp trẻ, hiểu được truyền thống văn hóa, mối quan hệ dân tộc, thân tộc lâu đời giữa hai địa phương; qua đó đặt nền móng xây dựng ý thức trách nhiệm trong bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới bình yên.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, việc kết nghĩa giữa các xã của huyện Mường Lát với các xã 2 huyện Sốp Bâu và viêng Xay (nước bạn Lào) còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh vùng biên.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch