Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khách hàng EVNNPC đồng thuận khi thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ

PV - 19:15, 30/10/2023

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng, giúp khách hàng thuận tiện trong việc giám sát lượng điện năng tiêu thụ, bắt đầu từ cuối tháng 9/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chỉ đạo 27 Công ty Điện lực trực thuộc trên địa bàn các tỉnh miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra, trừ Hà Nội) triển khai việc thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về các ngày cuối tháng.

Cán bộ, nhân viên PC Hải Dương hướng dẫn và giải thích cho khách hàng trong công tác thay đổi lịch GCS
Cán bộ, nhân viên PC Hải Dương hướng dẫn và giải thích cho khách hàng trong công tác thay đổi lịch GCS

Để triển khai lộ trình công tác thay đổi lịch ghi chỉ số (GCS) từ tháng 10/2023, các Công ty Điện lực thành viên EVNNPC, sẽ bắt đầu thực hiện ký Phụ lục hợp đồng/thoả thuận thay đổi lịch ghi chỉ số với khách hàng theo kế hoạch, đảm bảo với tổng số 11.095.084 khách hàng của EVNNPC trước khi thay đổi ngày GCS đều đã được ký Phụ lục hợp đồng/thỏa thuận.

Là đơn vị quản lý lượng khách hàng sử dụng điện lớn nhất cả nước, những ngày này, tại 261 Điện lực trực thuộc 27 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố thuộc EVNNPC đang tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền và đơn vị chức năng liên quan tăng cường tuyên truyền tại các xã, phường về việc thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về những ngày cuối tháng; tăng cường chỉ đạo công nhân viên trong đơn vị đi đến từng hộ gia đình của khách hàng để tuyên truyền, giải thích và ký phụ lục hợp đồng về thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, qua đó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Tại Lạng Sơn, đại diện Công ty Điện lực Lạng Sơn cũng thông tin: Hiện nay, việc ghi chỉ số công tơ của khách hàng sử dụng điện đang được Công ty thực hiện theo chu kỳ từ ngày 14 đến ngày 20 hàng tháng. Theo đó, sản lượng điện mỗi tháng của khách hàng sẽ được tính từ ngày ghi chỉ số công tơ của tháng này đến ngày tương ứng của tháng sau. 

Từ tháng 10/2023, Công ty Điện lực Lạng Sơn tiến hành thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ của khách hàng về những ngày cuối tháng và ngày cuối tháng. Theo đó, trong tháng đầu thay đổi lịch ghi chỉ số, số ngày sử dụng thực tế của khách hàng nhiều hơn so với kỳ ghi chỉ số hiện tại và khách hàng sẽ trả tiền điện chậm hơn đúng với số ngày thay đổi lịch ghi chỉ số so với lịch ghi chỉ số cũ. Hóa đơn tiền điện của khách hàng được tính theo định mức sinh hoạt bậc thang được tính thêm tương ứng với số ngày thay đổi thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Lạng Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký thỏa thuận về thay đổi lịch GCS với khách hàng
Lạng Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký thỏa thuận về thay đổi lịch GCS với khách hàng

Đại diện phòng Kinh doanh, Công ty Điện lực Lạng Sơn cũng cho biết: Trong tháng thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, hoá đơn tiền điện sẽ được ghi nhận, tính toán theo số ngày sử dụng thực tế của khách hàng. Đối với các khách hàng mua điện cho mục đích sinh hoạt là áp dụng cho giá điện bậc thang, thì hóa đơn tiền điện sẽ được tính toán theo quy định tại khoản 5, Điều 1, Thông tư 09/2023/TTBCT ngày 21/04/2023 của Bộ Công Thương.

Cụ thể lượng điện năng tiêu thụ của những ngày tăng thêm do thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng, thì vẫn được tính theo bậc thang tương ứng với số ngày tăng thêm. Do đó, quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo.

Nhân viên PC Hải Dương trao đổi thông tin với khách hàng về hợp đồng mua bán điện
Nhân viên PC Hải Dương trao đổi thông tin với khách hàng về hợp đồng mua bán điện

Thông tin về chủ trương thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bà Lương Mai Tú, Chủ tịch UBND huyện Văn Quan cho biết, Huyện đã giao phòng kinh tế hạ tầng phối hợp với Điện lực để thực hiện giám sát việc ghi chỉ số công tơ trên địa bàn toàn huyện; phòng văn hóa, phối hợp với Điện lực thực hiện công tác tuyên truyền và xây dựng các bản tin để tuyên truyền đến người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, cũng như triển khai đến các xã, thị trấn. Đến thời điểm hiện nay công tác này triển khai không có gì vướng mắc và cơ bản là được người dân đồng thuận cao.

Qua trao đổi với khách hàng, ông Phạm Văn Bôn, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn cho biết: “Việc thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về những ngày cuối tháng là hợp lý, bởi vì sản lượng điện sẽ được tính gọn từ đầu tháng này đến cuối tháng, giúp khách hàng dễ theo dõi hơn, tiền điện không bị vướng vướng sang tháng sau như trước đây. Được nhân viên Điện lực tư vấn, giải thích rõ ràng, chúng tôi đồng thuận trong việc ký phụ lục thay đổi lịch ghi chỉ số”.

Điện lực Quế Võ, PC Bắc Ninh phát tờ rơi tuyên truyền thay đổi lịch GCS
Điện lực Quế Võ, PC Bắc Ninh phát tờ rơi tuyên truyền thay đổi lịch GCS

Hiện nay, 27 Công ty Điện lực thành viên EVNNPC đã thành lập Ban chỉ đạo, có văn bản báo cáo Sở ban ngành địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh về kế hoạch thay đổi lịch GCS và đề nghị hỗ trợ trong quá trình triển khai và phối hợp với các đơn vị truyền thông trên địa bàn thông tin về kế hoạch thay đổi lịch GCS, cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tấn báo chí, báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, … cũng như tổ chức đào tạo nội bộ qua các lớp bồi huấn cho cán bộ công nhân viên và nhân viên đối tác về thay đổi lịch GCS.

Để hỗ trợ khách hàng, ngoài lực lượng CBCNV ngày đêm gặp gỡ, tiếp xúc tư vấn, EVNNPC tổ chức tiếp nhận mọi ý kiến của khách hàng qua Tổng đài Trung tâm Chăm sóc khách hàng 19006769 với thời gian online 24/7 hoặc phản ánh qua Ứng dụng App Chăm sóc khách hàng, fanpage Tổng công ty Điện lực miền Bắc trên facebook, Zalo để được tương tác trực tiếp và được giải thích chi tiết.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.