Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai mạc Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023

Anh Trúc - 11:17, 02/03/2023

Lễ hội truyền thống Đền A Sào - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc tại Khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Các đại biểu dự Lễ khai mạc
Các đại biểu dự Lễ khai mạc

A Sào có tên gốc là A Cảo, một vùng đất nằm ven sông Hóa (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Năm 1258, khi quân dân nhà Trần tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn mới 18 tuổi đã được phong tước hầu và được Triều đình giao về trấn thủ đất A Sào.

Năm 2011, Khu di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa lễ hội truyền thống đền A Sào vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, bà Trần Thị Bích Hằng dâng hương tưởng niệm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, bà Trần Thị Bích Hằng dâng hương tưởng niệm Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, năm nay lễ hội đền A Sào được tổ chức trở lại. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nổi bật của tỉnh Thái Bình. Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 3/3 (tức 10 - 12 tháng Hai âm lịch). Lễ hội đền A Sào không chỉ được tổ chức quy mô, long trọng, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa to lớn về lịch sử. Chính vì vậy Lễ hội không chỉ nhận được sự quan tâm, tham gia của người dân trong tỉnh Thái Bình, mà còn thu hút nhiều du khách từ các tỉnh lân cận ghé thăm.

Màn biểu diễn trống hội tại Lễ khai mạc
Màn biểu diễn trống hội tại Lễ khai mạc

Ngoài hoạt động tế lễ theo truyền thống, còn có các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian như kéo co, thi giã bánh dày... và các hoạt động biểu diễn văn nghệ.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.