Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024

Ngọc Chí - 09:19, 14/10/2024

Tối 13/10, tại Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Tuần Lễ múa Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”.

Bà Y Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tặng quà lưu niệm cho Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
Bà Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tặng quà lưu niệm cho Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam

Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 13 - 15/10 tại Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum, với sự tham gia của 8 đoàn với hơn 100 nghệ sĩ. Đây là sự kiện múa thường niên lớn nhất tại Việt Nam có phạm vi toàn quốc, mang tính quốc gia và quốc tế.

Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Anh Phương - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam phát biểu khai mạc Tuần Lễ múa Việt Nam năm 2024
Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Anh Phương - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam phát biểu khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Anh Phương - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết: Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024 nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và thông qua các sự kiện đánh giá một cách toàn diện, khách quan bức tranh nghệ thuật múa chuyên nghiệp đương thời. Từ đó, định hướng và nâng cao toàn diện chất lượng 4 lĩnh vực sáng tác, lý luận, đào tạo và biểu diễn vì mục tiêu xây dựng và phát triển nền nghệ thuật múa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Bà Y Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu chào mừng Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024
Bà Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu chào mừng Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024

Phát biểu chào mừng Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024, bà Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum khẳng định: Đây là hoạt động kết nối giữa Nghệ thuật Múa Việt Nam nói chung, giá trị nghệ thuật múa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói riêng với nghệ thuật trong khu vực và quốc tế. Tuần lễ Múa là dịp để nghệ sĩ múa trong nước và quốc tế gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát huy năng lực sáng tạo vì mục tiêu xây dựng nền nghệ thuật Múa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc và hiện đại; để công chúng hiểu, yêu, trân trọng hơn về vùng đất, con người Kon Tum, Tây Nguyên và đất nước Việt Nam để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Ban Tổ chức tặng Kỷ niệm chương, Giấy chứng nhận cho các nghệ sĩ quốc tế, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024
Ban Tổ chức tặng Kỷ niệm chương, Giấy chứng nhận cho các nghệ sĩ quốc tế, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024

Ngay sau Lễ khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024, trên nền không gian Nhà rông văn hóa Kon Klor, một kiến trúc đặc trưng của dân tộc bản địa Tây Nguyên, đại biểu và công chúng yêu nghệ thuật múa cùng thưởng thức Vở múa đương đại SeSan. Thông qua nghệ thuật múa, các nghệ sĩ tôn vinh nét đẹp mạnh mẽ, nguyên sơ nhất của văn hóa Tây Nguyên; đồng thời, khắc hoạ rõ nét sự giao thoa văn hóa cũng như gắn kết cộng đồng của các dân tộc địa phương theo dòng sông Sê San.

Các nghệ sĩ trình diễn Vở múa đương đại SeSan
Các nghệ sĩ trình diễn Vở múa đương đại SeSan

Trong Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024 diễn ra tại tỉnh Kon Tum, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam cũng tổ chức Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam và Hội thảo khoa học “Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại”…

Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024 là nơi chắp cánh cho sáng tạo nghệ thuật vì mục tiêu xây dựng và phát triển nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng hệ giá trị cộng đồng, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Ban Tổ chức mong muốn tạo nên sự kết nối giữa nghệ thuật múa Việt Nam nói chung, nghệ thuật múa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói riêng với những dòng chảy nghệ thuật đương đại vì mục tiêu xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam dân tộc hiện đại nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Cồng chiêng Tây Nguyên được kết hợp vào Vở múa đương đại SeSan
Cồng chiêng Tây Nguyên được kết hợp vào Vở múa đương đại SeSan

Ban Tổ chức cũng kỳ vọng, Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024 diễn ra tại tỉnh Kon Tum sẽ là điểm nhấn văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung, của mảnh đất và con người Kon Tum nói riêng, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.