Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khánh Sơn: 10 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông”

PV - 11:09, 13/11/2018

Nhờ tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết “Tam nông”, giai đoạn 2008 - 2018), diện mạo của huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) có nhiều khởi sắc. Sau 10 năm triển khai thực hiện, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Theo ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, thành quả rõ nét nhất là huyện đã tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía tím và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh, mít nghệ…; Đồng thời, chú trọng nhân rộng những mô hình sản xuất phát huy hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn huyện Khánh Sơn phát triển hơn 1.600ha cây ăn quả; hình thành 16 trang trại tổng hợp, 1 hợp tác xã trồng cây ăn quả và 13 tổ hợp tác sản xuất để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 157 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2008…

Nhờ tích cực triển khai Nghị quyết “Tam nông”, bộ mặt nông thôn miền núi đã khởi sắc, hầu hết người dân miền núi được sử dụng nước sạch. Nhờ tích cực triển khai Nghị quyết “Tam nông”, bộ mặt nông thôn miền núi đã khởi sắc, hầu hết người dân miền núi được sử dụng nước sạch.

Có thể thấy, đổi thay rõ nét và quan trọng nhất sau 10 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông” ở Khánh Sơn, chính là sự thay đổi về tư duy, trong cách nghĩ, cách làm của hầu hết nông dân, nhất là những hộ đồng bào DTTS. Phần lớn các hộ đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, biến những tiềm năng, lợi thế thành những vườn cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại thu nhập từ 200 triệu đồng đến vài tỷ đồng/năm.

Điển hình như hộ gia đình bà Cao Thị Kinh, thôn Du Oai, xã Sơn Lâm (Khánh Sơn). Bà chia sẻ: gia đình có hơn 10ha đất sản xuất, trước đây chủ yếu trồng keo, cà phê và chuối, thu nhập chỉ đủ ăn. Mấy năm gần đây, đổi dần sang trồng sầu riêng và bưởi da xanh. Năm nay, bưởi và sầu riêng đã cho thu hoạch, do được mùa và giá cũng khá nên thu nhập cao hơn so với mọi năm. Gia đình dự tính sẽ tiếp tục chuyển đổi thêm 1ha keo ở khu vực gần nguồn nước sang trồng cây ăn quả.

Để Nghị quyết “Tam nông” đi vào cuộc sống, huyện Khánh Sơn đã huy động sự chung tay của tất cả các cấp, ngành. Trong đó, Hội Nông dân huyện là đơn vị tham gia tích cực bằng những việc làm cụ thể như: hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao; xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân mạnh dạn tham gia các mô hình kinh tế tập thể và phong trào xây dựng nông thôn mới.

Ông Mấu Xuân Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Khánh Sơn cho hay: các cấp hội còn thường xuyên phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Từng bước, khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết “Tam nông” tại địa phương.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa. Trong đó, ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất, giải quyết đầu ra cho nông sản-ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết thêm.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.